Cần giao một đầu mối quản lý điều hành giá xăng dầu
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán |
Ngày 6/3, diễn ra toạ đàm đàm trực tuyến “Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc”. Toạ đàm có sự tham gia của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cùng góp ý để sửa những lỗ hổng trong Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.
Nêu quan điểm về việc điều hành giá xăng dầu tại toạ đàm, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, cần giao 1 đầu mối là Bộ Công Thương. Bởi, Bộ Công Thương phụ trách quy hoạch, hệ thống, hạn ngạch, chỉ tiêu, cung cầu.
Đồng thời, cơ cấu giá có 10 yếu tố, Bộ Công Thương tính toán hết, riêng giá giao Bộ Tài chính thực hiện. Thẩm quyền định giá bán lẻ thì giao doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự tính toán, cạnh tranh với nhau. Đây không phải Nhà nước thả nổi, mà là quản lý gián tiếp theo quy chế thị trường. Ra quy định rõ ràng, cơ chế tính giá. Nhà nước chỉ can thiệp khi bình ổn giá. Cuối cùng, thực hiện hậu kiểm. Việc xác định chu kỳ điều chỉnh giá, cần giảm xuống của Bộ Công thương. Ngoài ra, lùi thời gian điều chỉnh ngày lễ tết là vô lý, doanh nghiệp chết oan.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa - - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam. |
Tại toạ đàm, PGS TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, nhiều vấn đề thị trường xăng dầu đã đặt ra nhưng chưa giải quyết được. Về điều tiết thị trường, có 2 điểm mấu chốt, giá phải gắn với cạnh tranh tự do.
Ông Thiên đề nghị Bộ Công thương rà soát lại, điều kiện thực tế hiện không đủ để doanh nghiệp hoạt động. Nhiều quy định nhà nước làm cho khái niệm kinh doanh tự do bị thu hẹp, trong khi ta phải mở ra cạnh tranh mới hiệu quả, còn ta lại xiết lại, như giá trần là giá hành chính sẽ làm vỡ thị trường.
Đồng thời, những quy định nhà nước hạn chế thị trường thì phải bỏ, phải thay đổi hệ thống cơ chế. Đây là cơ hội tốt để đẩy nền kinh tế lên nấc cao hơn.
Về giá, cần gắn với quy định trần giá, ảnh hưởng tới khái niệm chiết khấu, tạo ra vị thế độc quyền, nên có 1 số nhóm bị ảnh hưởng. Đã có giá trần còn giao cho anh đầu mối quyền định giá chiết khấu, nên làm thị trường xăng dầu vỡ. Đây là dịp để nhận diện, tháo gỡ.
Về quản lý của Nhà nước, lâu nay cách tiếp cận vĩ mô có vấn đề, gần đây mới chuyển sang ổn định vĩ mô, nhưng không điều chỉnh phù hợp thì vẫn bất ổn định, thị trường xăng dầu là bài học đầu tiên. Tôi ủng hộ giá sẽ cho doanh nghiệp quyết định, trước mắt có thể giai đoạn quá độ nào đó. Muốn xử lý được chuyện xăng dầu, quan niệm về ổn định vĩ mô phải được thay đổi.
Về điều hành can thiệp giá, hoàn toàn Chính phủ có thể điều hành giá xăng dầu thông qua thuế. Giảm thuế thì giảm giá, có thể can thiệp ngắn hạn. Nếu các cú sốc lớn có thể thì dùng quỹ dự trữ xăng dầu, không phải dùng tiền, bảo đảm nền kinh tế không bị sụp đổ. Đó là cách can thiệp giá và nguồn cung.
Cùng đó, cần bảo đảm điều kiện cạnh tranh, như điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường theo nghĩa thực của nó. Hiện hai nhà máy sản xuất chiếm tới 70% cung cấp nội địa. Bộ Công Thương phải kiểm điểm rõ nguồn cung trong nước.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng |