Cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo trực tuyến liên quan đến thuế?
Thấy gì từ vụ mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền? |
Cảnh giác với các hình thức lừa đảo giả mạo cán bộ thuế để đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Ảnh minh họa |
Thủ đoạn giả mạo cơ quan, cán bộ thuế để thực hiện hành vi lừa đảo
Trước tình hình ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng thủ đoạn công nghệ, kỹ thuật điện tử để mạo danh lừa đảo đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 2873/TCT-DNNCN chỉ đạo cơ quan thuế trên toàn quốc tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để người nộp thuế lưu ý và cảnh giác với các hình thức lừa đảo. Theo đó, một số hành vi, thủ đoạn các đối tượng lừa đảo thường sử dụng hiện nay là:
Giả mạo cơ quan thuế và tự xưng là cán bộ của cơ quan thuế để đe dọa, yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân để được hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và phục vụ công tác kiểm tra; gửi đường link cài đặt ứng dụng thuế giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện hành vi đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.
Giả mạo trang web có giao diện gần giống trang web của cơ quan thuế, doanh nghiệp từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp.
Giả mạo tin nhắn SMS brandname của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả, để cung cấp các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại/máy tính chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai
Tổng cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị mắc bẫy các đối tượng này. Ngoài ra, vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng doang nghiệp tự ý sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai khống thu nhập, chi phí, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tạo nên nhiều bức xúc cho người nộp thuế.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế, Tổng cục Thuế khuyến cáo người nộp thuế nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo và chú ý các biện pháp phòng ngừa sau:
Thứ nhất, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai qua điện thoại hoặc mạng xã hội.
Thứ hai, luôn kiểm tra kỹ các thông tin liên lạc, đặc biệt là những yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin qua điện thoại, mạng xã hội.
Thứ ba, không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính, điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế.
Thứ tư, tuyệt đối không nhấn vào các đường link đính kèm trong tin nhắn điện thoại, Zalo, Facebook,... tự nhận là đại diện cơ quan thuế hướng dẫn làm thủ tục về thuế.
Thứ năm, nhận biết chính xác các thông tin liên quan đến ngành Thuế: Phần mềm ứng dụng dịch vụ thuế điện tử, cổng thông tin điện tử ngành Thuế, số điện thoại hỗ trợ,... Truy cập vào Cổng/trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế qua địa chỉ có tên miền quốc gia “gdt.gov.vn” để xác minh thông tin.
Thứ sáu, truy cập và tải ứng dụng chính thức qua Google Play (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android), AppleStore (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS) và các Trang thông tin điện tử ngành Thuế với tên miền gdt.gov.vn hoặc các đường link gắn trên Trang thông tin điện tử ngành Thuế. Không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh qua các đường dẫn (link) hoặc các hướng dẫn khác không chính thống.
Thứ bảy, đặc biệt lưu ý, ngành Thuế không có chủ trương cử công chức thuế gọi điện thoại để kết nối qua mạng xã hội như Zalo, Facebook,... đề nghị hỗ trợ cài đặt các ứng dụng của ngành Thuế trên máy tính, điện thoại di động và các thiết bị có nối mạng khác để được giảm thuế, hoàn thuế, giải quyết các thủ tục hành chính về thuế.
Tổng cục Thuế cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân.
Đồng thời yêu cầu các cơ quan thuế chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các cơ quan thuế, rà soát, phát hiện và xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi sử dụng thông tin của cá nhân để kê khai khống thu nhập.
3 nguyên tắc “vàng” ngăn chặn lừa đảo trực tuyến
Theo Trung tâm Giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Tuy nhiên, cho dù thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân tinh vi đến mức nào cũng có thể áp dụng 3 nguyên tắc sau đây để phát hiện ra:
Nguyên tắc 1 - Chậm lại: Những kẻ lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của cá nhân ngay tại thời điểm đó. Hãy dành thời gian suy nghĩ và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
Nguyên tắc 2 - Kiểm tra tại chỗ: Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin đang nhận được. Nếu nhận được một cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
Nguyên tắc 3 - Dừng lại! Không gửi: Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu cảm thấy giao dịch này không đáng tin, hãy dừng lại vì nó có thể là như vậy đấy.
Nguồn: Bộ Công an |
Cần làm gì nếu đã lỡ “sập bẫy” lừa đảo trực tuyến?
Theo Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), nếu biết đã bị lừa đảo, người dân cần dừng ngay việc gửi tiền và chặn tất cả các liên lạc từ kẻ lừa đảo; liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch. Đồng thời thu thập và lưu lại bằng chứng và làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an nơi lưu trú.
Nếu thông tin cá nhân (tên, số điện thoại, email, địa chỉ, giấy tờ tùy thân) đã bị rò rỉ do vi phạm dữ liệu, người dân cần báo cáo vi phạm dữ liệu cho các tổ chức tài chính. Đồng thời tạo một mật khẩu mới mạnh hơn và chưa từng sử dụng. Nếu đã sử dụng mật khẩu bị rò rỉ ở bất kỳ nơi nào khác, hãy thay đổi mật khẩu đó.
Người dân cần cảnh giác với liên lạc đáng ngờ, chặn hoặc không trả lời người lạ và không nhấp vào bất kỳ liên kết đáng nghi nào và theo dõi chặt chẽ tài khoản ngân hàng.
Nếu đã bị kẻ lừa đảo truy cập vào máy tính hoặc điện thoại, người dân cần cập nhật phần mềm bảo mật và quét virus. Xóa mọi thứ được xác định là có vấn đề và đặt lại mật khẩu các thiết bị. Đối với điện thoại đã bị xâm nhập, hãy báo cáo với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thay đổi mật khẩu hoặc mã pin, chặn các cuộc gọi lừa đảo và xem xét thay đổi số điện thoại.
Bên cạnh đó, hãy cảnh báo cho gia đình và bạn bè sự việc đã xảy ra để họ nâng cao cảnh giác và không trở thành nạn nhân tiếp theo của lừa đảo trực tuyến.
Theo thông tin từ Bộ Công an tại Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng (ngày 13/5/2024), Hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến chiếm 57% tổng số tội phạm mạng, gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là triệt để lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các hành vi vi phạm, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Trong đó, riêng năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu. Tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân. Thống kê trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%... |
Tiếp tục cảnh báo việc lừa đảo xuất khẩu lao động trên môi trường mạng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua vẫn còn tình trạng một số cá nhân, tổ chức mạo danh các ... |
Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế… Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài ... |
MB Thụy Khuê kịp thời ngăn chặn khách hàng chuyển tiền bị lừa đảo qua Zalo Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, nhân viên MB Thuỵ Khuê nhận thấy những dấu hiệu bất thường nên đã nhanh chóng xác ... |