Cần thiết phải lành mạnh hoá thị trường bất động sản

31/05/2023 08:11 Góc nhìn Mai Hương
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chỉ ra những điểm thiếu lành mạnh của thị trường bất động sản Việt Nam. Từ đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn bao quát về thị trường để
Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chậm nộp gần 1,2 tỷ đồng BHXH
Cần thiết phải lành mạnh hoá thị trường bất động sản
Lành mạnh hoá thị trường BĐS. Ảnh minh hoạ

Thị trường bất động sản (BĐS) trong quý I/2023 được đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới. Cụ thể, Bộ Xây Dựng cho biết, lượng giao dịch BĐS trong quý đầu năm 2023 giảm so với quý cuối năm ngoái chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền.

Theo đó, thị trường có những dấu hiệu tích cực, niềm tin của nhà đầu tư được phục hồi, một số dự án BĐS được tiếp tục triển khai sau một thời gian phải tạm dừng, lượng tìm kiếm và giao dịch bất động sản đã dần tăng lên, đặc biệt vào thời điểm cuối quý.

Nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý I/2023 vẫn còn hạn chế và có xu hướng giảm so với quý IV/2022. Theo đó, số lượng dự án được cấp phép mới trong quý là 17 dự án so với 22 dự án của quý IV/2022 và 39 dự án của quý I/2022.

Nhận định tầm quan trọng của thị trường BĐS, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đã có những phân tích cụ thể về việc ổn định, phát triển lành mạnh thị trường này.

Theo vị chuyên gia, thị trường BĐS đóng góp trên dưới 10% GDP hàng năm thông qua kinh doanh BĐS và xây dựng. Bên cạnh đó, thị trường BĐS tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động cũng như tạo lập cơ sở hạ tầng thiết yếu cho hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cung cấp chỗ ở cho hàng chục triệu gia đình và thực thi chiến lược công nghiệp hóa cùng với đô thị hóa làm thay đổi bộ mặt của đất nước.

Tuy nhiên, thị trường BĐS nước ta biến động mạnh hơn nhiều và luôn song hành với những đợt “sốt nóng, sốt lạnh”, lúc thì “bong bóng”, khi lại “đóng băng". Đặc biệt, hiện tượng đầu cơ BĐS liên tục phát triển cả về quy mô, mức độ, phạm vi lẫn tính chất phức tạp và liều lĩnh.

Đồng thời, thị trường BĐS có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường tài chính, cả thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán cũng như tài chính doanh nghiệp và tài chính của các hộ gia đình, cá nhân. T.S Vũ Đình Ánh nhấn mạnh, lành mạnh hóa thị trường BĐS không chỉ cần thiết và cấp bách đối với chính sự phát triển của lĩnh vực BĐS mà còn quan hệ mật thiết với sự lành mạnh của hệ thống tài chính, của nền tài chính quốc gia và rộng hơn là cả nền kinh tế.

Cần thiết phải lành mạnh hoá thị trường bất động sản
TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế.

Ngoài ra, chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra sự thiếu lành mạnh của thị trường BĐS Việt Nam thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, BĐS có đặc điểm nổi bật là gắn liền với các yếu tố pháp lý, từ quy định trong Hiến pháp, các luật đến các văn bản dưới luật về đất đai, xây dựng, quyền sở hữu, quyền sử dụng, thế chấp, vay mượn, kinh doanh khai thác, đấu thầu, đấu giá, thu ngân sách nhà nước,... với hàng loạt thủ tục phức tạp tốn nhiều chi phí về thời gian, công sức lẫn tài chính, tác động tới toàn bộ chu kỳ sống của mỗi sản phẩm BĐS, từ lập quy hoạch, kế hoạch, dự án đến giao đất, cho thuê đất, đầu tư xây dựng, huy động vốn đến giao dịch sản phẩm BĐS hoàn thành trên thị trường sơ cấp và thứ cấp, quản lý vận hành khai thác BĐS và chấm dứt sự tồn tại của sản phẩm BĐS.

Quy định pháp lý và quy trình thủ tục liên quan đến BĐS phức tạp, chồng chéo, thậm chí còn mâu thuẫn khiến cho chi phí tuân thủ tăng cao, gây thiệt hại cho cả bên cung lẫn bên cầu trên thị trường BĐS, đồng thời là nguyên nhân căn bản làm cho giá BĐS cao và có xu hướng tăng liên tục.

Mặt khác, chính vì hệ thống pháp luật và quy trình thủ tục rắc rối, phức tạp song lại tồn tại không ít kẽ hở nên tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BĐS diễn ra tương đối phổ biến với mức độ nghiêm trọng ở hầu như tất cả các khâu trong chu kỳ sống của sản phẩm BĐS.

"Rõ ràng, rủi ro pháp lý chính là rủi ro lớn nhất đối với thị trường BĐS, cả rủi ro pháp lý đối với nhà đầu tư phát triển BĐS lẫn người mua BĐS và cá nhân, tổ chức quản lý thị trường BĐS ở Trung ương cũng như địa phương. Lành mạnh hóa pháp lý đối với BĐS và thị trường BĐS có ý nghĩa then chốt quyết định sự lành mạnh của thị trường BĐS", ông Ánh nhận định.

Thứ hai, nguồn vốn cho thị trường BĐS có đặc điểm là quy mô lớn, có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng cho một dự án và tổng vốn đầu tư vào BĐS đã tương đương hàng trăm tỷ USD song phải là nguồn vốn trung dài hạn ổn định và bền vững. Thực tế nguồn vốn vào thị trường BĐS chưa đảm bảo tính lành mạnh khi tới khoảng 70% là vốn tín dụng ngân hàng với quy mô lên tới 2,6 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 10% và vốn trái phiếu doanh nghiệp BĐS cũng chỉ khoảng 10%.

Như vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng không thể trở thành nguồn vốn chủ lực cho thị trường BĐS về cả mặt kỳ hạn, chi phí vốn vay lẫn ràng buộc về tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp.

Phân tích thêm, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng sự thiếu lành mạnh về nguồn vốn cho thị trường BĐS khi phụ thuộc quá lớn vào tín dụng ngân hàng càng bộc lộ rõ khi chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt, lãi suất tăng và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng bị thu hẹp. Lành mạnh hóa nguồn vốn phát triển thị trường BĐS theo hướng giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, tăng tỷ trọng vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, từ các quỹ đầu tư BĐS, từ vốn chủ sở hữu, từ thị trường chứng khoán,... là lối thoát cho tài chính BĐS hiện nay.

Thứ ba, vị chuyên gia bày tỏ, chính sự thiếu lành mạnh về pháp lý và tài chính là căn nguyên khiến cho thị trường BĐS phát triển thiếu cân đối, nhiều sản phẩm BĐS ngày càng xa rời nhu cầu sử dụng thực có khả năng thanh toán của toàn xã hội mà chuyển sang đáp ứng nhu cầu đầu cơ, tích trữ BĐS, thậm chí tiếp tay cho rửa tiền.

Trong khi hàng chục triệu người có nhu cầu sử dụng thật không tiếp cận được với sản phẩm BĐS phù hợp thì hàng triệu tỷ đồng, hàng ngàn hecta đất lại đổ vào những sản phẩm BĐS bỏ hoang, gây lãng phí khủng khiếp các nguồn lực của nền kinh tế, đồng thời khoét sâu bất bình đẳng xã hội. Lành mạnh hóa cơ cấu sản phẩm BĐS không chỉ là vấn đề kinh tế, tài chính mà còn là vấn đề xã hội bức xúc cả trước mắt cũng như trong trung và dài hạn.

Thủ tướng kêu gọi chung sức, hợp lực Thủ tướng kêu gọi chung sức, hợp lực "gỡ khó" cho thị trường bất động sản

Các tin khác

Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chương trình giao lưu trực tuyến của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giải đáp nhiều vấn đề "nóng" như bảo hiểm thất nghiệp, rút BHXH 1 lần,... đang được nhiều người lao động đặc biệt quan tâm.
Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục tăng, dự báo nguồn cung thêm 5.300ha đến 2026

Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục tăng, dự báo nguồn cung thêm 5.300ha đến 2026

Theo chuyên gia của Cushman & Wakefield, quý 3/2023, giá thuê sơ cấp trung bình của đất Khu công nghiệp (KCN) tiếp tục tăng và được ghi nhận ở mức 123 USD/m2/kỳ thuê, tăng 2,6% theo quý và tăng 10,2% theo năm. Một số chủ đầu tư KCN đã điều chỉnh giá trong khoảng 7 – 10% theo năm trong bối cảnh nhu cầu cao và diễn biến thị trường tốt.
Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng đề xuất cần có cổng thông tin nhận đặt cọc NOXH

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng đề xuất cần có cổng thông tin nhận đặt cọc NOXH

Trước nhiện trạng nhiều trường hợp người giàu lách luật để mua Nhà ở Xã hội (NOXH), ông Nguyễn Quang Văn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng cho rằng Thành phố cần có cổng thông tin nhận đặt cọc, đăng ký mua NOXH của công nhân, lao động; thu thập dữ liệu khách hàng để tiếp thị.
HoREA kiến nghị sửa Thông tư 06 để “cởi trói” tín dụng bất động sản

HoREA kiến nghị sửa Thông tư 06 để “cởi trói” tín dụng bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 06 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư được vay tín dụng thuận lợi hơn.
Chuyên gia nêu khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Chuyên gia nêu khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Góp ý kiến tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội” do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS, TS. Đinh Xuân Hạng (Học viện Tài chính) nêu nhiều vấn đề quan trọng về nội dung này.
Giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch CEO Group đưa ra đánh giá các quy định hiện hành về nhà ở xã hội và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Doanh nghiệp cần minh bạch tài chính để tăng khả năng hấp thụ vốn

Doanh nghiệp cần minh bạch tài chính để tăng khả năng hấp thụ vốn

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng, các doanh nghiệp cần phải nâng tầm trình độ về quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính… Khi các ngân hàng yên tâm về sức khoẻ của doanh nghiệp thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không từ chối cho vay.
Các chuyên gia đồng loạt kiến nghị không nên bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Các chuyên gia đồng loạt kiến nghị không nên bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Dự thảo Nghị định 44 và Thông tư 36 sửa đổi là hai văn bản chính sách quan trọng liên quan đến công tác định giá đất sắp được ban hành. Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến thời hạn trình Chính phủ Dự thảo quy định về giá đất, phương pháp định giá đất…, song đến nay, vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh đề xuất loại bỏ phương pháp thặng dư.
Chuyên gia chỉ giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính

Chuyên gia chỉ giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính

Chia sẻ tại Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV chỉ ra những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang gặp phải.
Thị trường bất động sản Hà Nội kỳ vọng có những tín hiệu tích cực vào cuối năm

Thị trường bất động sản Hà Nội kỳ vọng có những tín hiệu tích cực vào cuối năm

Savills Việt Nam đưa ra những nhận xét, đánh giá về thị trường bất động sản tại Hà Nội với những tín hiệu chuyển biến tích cực.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt

Đó là ý kiến của PGS. TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội vừa diễn ra vào sáng ngày 19/7.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Nhiều dự án của Novaland, Hưng Thịnh đang được tháo gỡ”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Nhiều dự án của Novaland, Hưng Thịnh đang được tháo gỡ”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, các dự án bất động sản của Novaland, Hưng Thịnh tại Đồng Nai, Bình Thuận đang được Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Thành viên Xây dựng Hoà Bình từ nhiệm, Chủ tịch viết tâm thư gửi cổ đông

Thành viên Xây dựng Hoà Bình từ nhiệm, Chủ tịch viết tâm thư gửi cổ đông

Một thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đã viết đơn từ nhiệm chức vụ trước một ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên.
Novaland có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi

Novaland có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi

"Hiện nay, có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi, song vẫn có một số trái chủ không đồng ý nên sử dụng tài sản đảm bảo đó để thoái vốn", bà Đỗ Thị Phương Lan, Thành viên HĐQT Novaland cho biết.
Chủ tịch Novaland: Chúng tôi chấp nhận mất mát, hối tiếc đã làm tổn thương khách hàng

Chủ tịch Novaland: Chúng tôi chấp nhận mất mát, hối tiếc đã làm tổn thương khách hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Novaland tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tại Clubhouse PGA thuộc dự án NovaWorld Phan Thiet.
Đại gia Đường "bia": Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội là tư duy nhà quản lý

Đại gia Đường "bia": Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội là tư duy nhà quản lý

"Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội chính là ở tư duy của nhà quản lý", đó là chia sẻ của Chủ tịch Công ty Hòa Bình - Nguyễn Hữu Đường.
Áp dụng cho thuê đất trả tiền hàng năm với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều bất cập

Áp dụng cho thuê đất trả tiền hàng năm với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều bất cập

"Sẽ không có nhà đầu tư nào yên tâm khi đầu tư các sản phẩm bất động sản trên đất cho thuê trả tiền hàng năm. Khách hàng sẽ không quyết định “xuống tiền” để mua sản phẩm chỉ cầm được “đằng lưỡi” mà không thể cầm “đằng chuôi” và điều tất yếu khi không có cầu thì cung sẽ không tồn tại", TS. LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nêu ý kiến.
Chủ tịch Tập đoàn CEO Group: Cần có chính sách cho phép du khách miễn visa đến Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn CEO Group: Cần có chính sách cho phép du khách miễn visa đến Việt Nam

Sau khi Chính phủ thống nhất đề xuất Quốc hội cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước và kéo dài thời gian lưu trú cho du khách quốc tế, ông Đoàn Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch CEO Group đã có những chia sẻ về vị trí của du lịch Việt Nam.
HoREA: Lãi suất ưu đãi 8,2% với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao

HoREA: Lãi suất ưu đãi 8,2% với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao

Hiệp hội bất động sản TP HCM cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho người vay mua nhà ở xã hội có lãi suất khoảng 8,2% vẫn rất cao so với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm áp dụng cho năm 2023 đối với người mua nhà ở xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động