Bán bảo hiểm nhân thọ dưới hình thức gửi tiết kiệm: Nhìn từ góc độ pháp lý |
Theo báo cáo của HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), năm 2022, ngân hàng đã không đạt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lý do là thị trường năm 2022 biến động, nhiều yếu tố tiêu cực, bất ổn gây ảnh hưởng đến mảng kinh doanh nguồn vốn.
Cụ thể, trái phiếu Chính phủ do mặt bằng lãi suất thị trường tăng mạnh, thanh khoản hạn chế dẫn tới danh mục trái phiếu Chính phủ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, năm vừa qua ngân hàng này phát sinh chi phí bồi thường khi chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ với đối tác cũ là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ FWD do không đảm bảo quyền lợi cho ABBank.
Trong khi phải trả khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng với đối tác cũ FWD trước hạn, ABBank chưa có sự chuyển đổi liên tục trong hợp tác với đối tác kinh doanh bảo hiểm mới dẫn đến không có doanh thu phí bảo hiểm năm qua.
Những yếu tố này đã làm sụt giảm lợi nhuận toàn hệ thống ABBank trên 1.000 tỷ đồng, trong khi chưa có giải pháp hiệu quả về nguồn thu thay thế để bù đắp. Cùng với đó, một số chỉ tiêu quy mô, hiệu quả còn khoảng cách tương đối so với các chỉ tiêu định hướng của kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021-2025.
![]() |
Sau khi chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ, kết quả kinh doanh năm 2022 của ABBank phản ánh thực chất nguồn thu từ hoạt động cốt lõi, tiền đề quan trọng đế ngân hàng này phát triển bền vững. Ảnh minh họa. |
Được biết, năm 2016, ABBank và FWD ký kết thỏa thuận bancassurance độc quyền với thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, đến năm 2022, mối hợp tác này đã chính thức kết thúc. Tháng 12/2022, ABBank công bố hợp tác chiến lược với Dai-ichi Life Việt Nam.
Lãnh đạo ABBank cũng thừa nhận sự hạn chế trong công tác dự báo và lập kế hoạch. Việc triển khai ngân hàng số chưa tạo sự đột phá cần được thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ hơn.
Dù chưa hoàn thành kế hoạch trong năm 2022 nhưng ABBank cũng đạt được một số kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh. ABBank đã mua lại được toàn bộ nợ bán cho VAMC, xử lý dứt điểm một số khoản nợ xấu cũ tồn đọng. Ngân hàng cũng đã tăng được vốn điều lệ lên tiệm cận mức 10.000 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2022, tổng tài sản ABBank đạt 130.065 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và đạt 94% kế hoạch đặt ra. Tổng huy động thị trường 1 đạt 91.994 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, hoàn thành 55% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,19%, đảm bảo dưới 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2023, ABBank dự kiến tổng tài sản sẽ tăng 5% trong năm nay lên 136.816 tỷ đồng. Huy động thị trường tăng 2% lên 93.508 tỷ. Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 10% lên 97.382 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ, tăng 68%. ROE sau thuế dự kiến tăng từ 10,98% (năm 2022) lên 16% (năm 2023).
![]() Trong năm 2022, các ngân hàng có động lực đẩy mạnh nguồn thu từ bán chéo bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác ... |