Tính đến 31/3/2024, Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng chậm đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN, BHYT, BHTN hơn 1,2 tỷ đồng. Trong ảnh là dự án Bạch Đằng Complex số 50 Bạch Đằng, quận Hải Châu. Ảnh: N.L. |
Theo công bố của BHXH TP. Đà Nẵng, tính đến 31/3/2024, Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng chậm đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN, BHYT, BHTN hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền lãi gần 388 triệu đồng.
Dữ liệu Nhịp sống Doanh nghiệp cập nhật, Công ty thành lập tháng 9/2009, do ông Thân Hà Nhất Thống làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Doanh nghiệp đăng ký tổng số 12 lao động, tại lần thay đổi thông tin về doanh nghiệp gần nhất ngày 18/9/2023.
Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
Bên cạnh công ty trên, ông Thân Hà Nhất Thống còn làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hà Thân, thành lập hồi tháng 11/2022 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Trong đó, ông Thống góp 45 tỷ đồng.
Công ty Hà Thân có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, chi tiết là hoạt động tư vấn đầu tư.
Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng được biết đến đã đầu tư Dự án Khu phức hợp Khách sạn Bạch Đằng – Bạch Đằng Complex, tọa lạc tại vị trí 50 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bạch Đằng Complex gồm 2 tòa tháp: Khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao gồm 29 tầng, 223 phòng, được quản lý bởi Tập đoàn Hilton, mang tên Hilton Da Nang.
Khu phức hợp gồm văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí với 25 tầng được quản lý bởi tập đoàn Savills, mang tên Heritage Treasure Da Nang.
Hồi tháng 9/2023, Công ty CP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) công bố hoàn tất nhận chuyển nhượng thỏa thuận gần 10 triệu cổ phiếu Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng, tương đương 22% vốn điều lệ với giá trị giao dịch là 200 tỷ đồng, đưa Công ty này trở thành công ty liên kết.
|
Việc chậm đóng BHXH, BHTN thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 17 Luật BHXH 2014. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH thì người lao động sẽ bị thiệt hại về quyền lợi. Cụ thể, BHYT của người lao động sẽ bị cắt nếu doanh nghiệp nợ tiền BHXH quá 30 ngày. Người lao động khi đi khám chữa bệnh trong thời gian này sẽ không được chi trả các quyền lợi của BHXH; người lao động sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Bên cạnh đó, khi nghỉ việc thì người lao động cũng không chốt được quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN của mình. |
Công ty Cao su Quảng Nam nợ đóng bảo hiểm xã hội hàng trăm lao động hơn 1,2 tỷ đồng Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) nợ đóng bảo ... |
Công ty cũ làm "khó dễ" không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cần làm gì? Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, trách nhiệm chốt sổ thuộc đơn vị sử dụng lao động có sự phối hợp của cơ ... |