Cụ thể, theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc chậm đóng bảo hiểm xã hội 18 tháng hơn 1,1 tỷ đồng. Số liệu chậm đóng tính đến hết ngày 30/9/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 08/10/2024.
Nhịp sống Doanh nghiệp ghi nhận, Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc thành lập năm 2016, trụ sở tại số 262 Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là giáo dục nhà trẻ.
Bà Đào Thị Tin làm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc.
Lúc mới thành lập, Công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Tại lần thay đổi thông tin về doanh nghiệp gần nhất ngày 19/01/2024, Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc có vốn điều lệ 370 tỷ đồng, trong đó bà Đào Thị Tin góp 366,2 tỷ đồng, còn lại ông Vũ Đức Quyết góp 3,8 tỷ đồng.
Thông tin về Công ty Thiên Ân Phúc và các trường mầm non, trung tâm ngoại ngữ được công khai trên website. Ảnh PV chụp màn hình. |
Thiên Ân Phúc vận hành hệ thống mầm non Thiên Ân Phúc, mầm non Sao Sáng và Trung tâm ngoại ngữ Sao Mai.
Cụ thể, Trường Mầm non Thiên Ân Phúc 2, địa chỉ 191 – 193 Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM; Trường Mầm non Thiên Ân Phúc 4, địa chỉ 11A Tăng Nhơn Phú, TP. HCM; Trường Mầm non Sao Sáng, số 90 Đình Phong Phú, TP. Thủ Đức.
Trung tâm ngoại ngữ Sao Mai, số 262 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, TP.Thủ Đức - địa chỉ Công ty TNHH Giáo dục Thiên Ân Phúc.
Thiên Ân Phúc có 4 chi nhánh các trường mầm non được công khai trên website Tổng Cục Thuế; 1 chi nhánh đã ngừng hoạt động. Ảnh PV chụp màn hình. |
Chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTN) thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 17 Luật BHXH 2014. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH thì người lao động sẽ bị thiệt hại về quyền lợi. Cụ thể, BHYT của người lao động sẽ bị cắt nếu doanh nghiệp nợ tiền BHXH quá 30 ngày. Người lao động khi đi khám chữa bệnh trong thời gian này sẽ không được chi trả các quyền lợi của BHXH; người lao động sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Khi nghỉ việc thì người lao động cũng không chốt được quá trình tham gia BHXH, BHTN của mình. |
Xem thêm: Làm thế nào để biết được doanh nghiệp có nợ đóng BHXH của người lao động?
Doanh nghiệp gặp khó khăn có được hoãn trả lương? Người lao động nên làm gì khi bị nợ lương, thưởng? Theo tư vấn của chuyên gia, nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định về việc trả lương, thưởng, xâm phạm quyền và ... |