Chuyển đổi số phải xuất phát từ con người
OCB tiếp tục tăng trưởng mảng ngân hàng số trong năm 2022 |
Diễn đàn Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia. |
Sáng ngày 5/7, trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia, tại Trung tâm Hội Nghị Quốc tế, (Hà Nội), Hội Truyền thông số Việt Nam - Trung tâm Thông tin Truyền thông số đã tổ chức Diễn đàn Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia, với chủ đề “ Kiến tạo Giá trị từ Chiến lược Dữ liệu trong bối cảnh AI”.
Chương trình nhằm mục tiêu giúp nhận thức đúng đắn về tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ và tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức đang được đặt ra cho tiến trình chuyển đổi số, kiến tạo các giải pháp hợp lý để chuyển đổi các tổ chức, không chỉ dừng lại ở mức ứng dụng công nghệ thông tin; Kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái chuyển đổi số. Góp phần hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hiệu quả hơn, góp phần tháo gỡ những khó khăn mà các tổ chức – doanh nghiệp đang gặp phải.
Tại diễn đàn, ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số nhận định, chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng một đơn vị nào, chuyển đổi số là câu chuyện chung. Và chuyển đổi số phải xuất phát từ con người.
Để tiến trình chuyển đổi số quốc gia đi nhanh, đúng hướng, góp phần giải quyết được những vấn đề thì cần phải cố gắng tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành. Cùng đồng hành, đồng thuận không có nghĩa là mù quáng, không có nghĩa là không có phản biện, không có tranh đấu, là độc quyền, là độc đoán, là duy ý chí, mà cần có một cơ chế, một cơ sở để các bên đều có thể góp nên tiếng nói, góp công sức vào công cuộc chung của cả dân tộc.
Việc đào tạo về chuyển đổi số cũng vậy, cần hướng tới việc định hình ra những tiêu chí, tiêu chuẩn và những chuẩn mực về chất lượng, tạo điều kiện cho tất cả các bên có năng lực đều có thể tham gia vào tiến trình này, thay vì khuôn định nó trong những môi trường đóng, tạo nên những vùng hạn chế, không huy động được trí tuệ và sức mạnh của tập thể. Chuyển đổi số là phương tiện – mang tính tiến trình – không phải mục tiêu.
Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số đưa ra giải pháp, đó là phải hiểu rõ. Hiểu bằng tư duy số để thấy được rõ lợi ích để làm, để không đối phó, để không phong trào. Theo đó, phải biết chuyển đổi số là cuộc cách mạng tư duy.
Tiếp theo phải nắm chắc được bản chất của chuyển đổi số tránh đụng đâu làm đó. Không chỉ biết rõ, còn phải hiểu sâu để hành động cho đúng tránh kiểu nghĩ gì làm nấy. Trong đó, phải hiểu được ra quyết định dựa trên dữ liệu là điều quan trọng nhất cần đạt được; Hiểu được muốn vậy thì phải kết nối dữ liệu hiệu quả, đồng bộ và cộng hưởng được; Phải hiểu được để làm vậy được thì phải kết nối đồng thời với nhau được;
Hiểu rằng được để quyết định được thì phải đồng tâm mục tiêu; Phải hiểu được chất lượng dữ liệu đóng vai trò trọng tâm và quyết định; Phải hiểu được để có được dữ liệu như vậy cần có một chiến lược dữ liệu.
Ngoài ra, chuyển đổi số là phương tiện để giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu. Do vậy, phải lồng ghép chuyển đổi số vào trong các mục tiêu kinh tế-chính trị-xã hội. Giải pháp còn là biết mình muốn gì, phải làm gì và làm như thế nào.
Ông Giang nhấn mạnh, chuyển đổi số phải biết rõ phải dựa vào đâu, tránh việc làm đại. Phải đi trên đôi chân của mình, dựa trên những gì mình có.
Tiến trình chuyển đổi số là một dự án đầu tư. Hành động phải đem lại hiệu quả, nhưng là hiệu quả tổng thể, không phải hiệu quả thành phần; Đo lường dựa vào giá trị cộng hưởng của toàn thể.
Chia sẻ thêm, ông Giang nói: Dự liệu vốn dĩ không có giá trị. Vì vậy, phải làm cho chức năng hoá giá trị, chuyển đổi số làm cho dữ liệu có vai trò bằng cách cấu trúc dữ liệu và bán được, bán có giá trị.
Hãy chuyển đổi gốc là con người. Doanh nghiệp vài chục triệu cũng làm được, nếu có năng lực nhân sự về tiếng anh thì đều dùng được phần mềm miễn phí.
Ông Huỳnh Long Thuỷ - Giám đốc VieOn cho rằng, một điều mà các doanh nghiệp quên đó là an toàn dữ liệu. Dữ liệu trong nội bộ và ngoài thị trường.
Ảnh minh hoạ |
“Cách đây 10 - 15 năm về trước, việc xây dựng một Website dịch vụ hay ứng dụng (Application) sẽ đơn giản là xây dựng sản phẩm và phát hành lên không gian mạng. Đơn vị phát hành sau đó chỉ cần quảng bá cơ bản về sản phẩm thì người dùng đã có thể dễ dàng biết đến để truy cập và sử dụng dịch vụ. Tại thời điểm đó, người dùng không có nhiều lựa chọn, vì vậy các ứng dụng sản phẩm công nghệ dễ dàng được người dùng tiếp cận, ngay cả sản phẩm có nhiều lỗi và vấn đề về chất lượng.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển như vũ bão của nền công nghệ số và Internet, các sản phẩm về công nghệ được phát triển và đưa lên không gian mạng ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt đã dẫn tới tư duy về dữ liệu và sử dụng dữ liệu để quản trị vận hành và phát triển sản phẩm bắt đầu được chú ý đến và được quan tâm nhiều hơn. Để một ứng dụng hay sản phẩm đạt được thành công thì bắt buộc phải chú ý đến yếu tố kiến tạo, quản trị và vận hành sản phẩm đó hoàn toàn dựa trên dữ liệu (khái niệm Data driven)”, ông Thuỷ nói.
Đặt hạnh phúc của khách hàng vào mục tiêu chuyển đổi số, ông Thái Trí Hùng - Giám đốc công nghệ (CTO) của Ví MoMo chia sẻ: “Mỗi giai đoạn sẽ có từng mục tiêu khác nhau. Phải chọn cách làm phù hợp, Data AI phải phục vụ mục tiêu tăng trưởng. Hiện tại, phải làm cho người dùng hạnh phúc thì hơn. Người dùng Data Ai phải theo được giá trị ấy. Bài học thực tế là xây dựng mục tiêu dữ liệu data phải biết chính xác mục tiêu và luôn nhớ mục tiêu ấy”.
Thực ra, chuyển đổi số là chuyện rất đơn giản làm sao để nói chuyện với khách hàng, làm cho lợi nhuận tốt hơn là chuyển đổi số…
Ông Nguyễn Khánh Hưng - CEO Vietnam Network, Viện phó Viện đổi mới Sáng tạo cũng đánh giá, chuyển đổi số là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng, nhưng việc triển khai thành công đòi hỏi truyền thông nội bộ hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “2023 là năm về dữ liệu” |