Chuyên gia nói gì về mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng năm 2023?
Giá vàng tăng phi mã sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon |
Thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng đã hé lộ kế hoạch tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên và đưa ra mục tiêu kinh doanh năm 2023 để trình cổ đông. Trước bối cảnh toàn ngành phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều ngân hàng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận giảm trong kế hoạch kinh doanh năm 2023. Có thể thấy, các kế hoạch đặt ra khá thận trọng, có phần giảm mạnh so với mức thực hiện năm 2022.
Cụ thể, Vietcombank đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với năm trước, ước vượt 41.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng của năm 2022 khi mà ngân hàng này lãi kỷ lục 37.359 tỷ đồng thì con số này chỉ bằng 1/3 mức thực hiện năm liền trước.
Tương tự, Eximbank đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2023 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 35%. Trong khi đó, năm 2022, Eximbank lãi trước thuế 3.709 tỷ đồng, tăng 207% so với năm 2021.
Cùng với đó. VIB cũng hạ mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, từ mức 32% năm 2022 xuống 15% năm nay, tương đương mức lãi trước thuế kế hoạch 12.200 tỷ đồng.
NamABank cũng đặt ra kế hoạch tăng trưởng so với năm ngoái, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 kỳ vọng đạt 2.400 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với năm trước. Trước đó, năm 2022, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận năm tăng tới 25% so với năm 2021, ở mức 2.250 tỷ đồng.
Năm 2022 được nhận định là năm ngành Ngân hàng tăng trưởng, toàn ngành tăng khoảng 33% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là năm phần lớn các nhà băng đều đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu như thu từ dịch vụ như thẻ, bảo hiểm, thư tín dụng…
Song nhìn về triển vọng kinh doanh năm 2023, hầu hết chuyên gia, công ty chứng khoán đều dự báo lợi nhuận sẽ tăng trưởng song giảm tốc và có sự phân hóa mạnh giữa các đơn vị, trong khoảng 10-15% so với năm 2022.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển. |
Nói về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển bày tỏ quan điểm với phóng viên Nhịp sống Doanh nghiệp, dù các ngân hàng đưa ra mức tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng của năm 2022 nhưng thực sự đó là một con số lạc quan.
Vị chuyên gia phân tích: “Dù mức tăng trưởng thấp so với năm trước nhưng mục tiêu lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng trong năm nay đều tăng. Tôi đánh giá đây là con số tăng rất nhiều bởi về mặt nguyên tắc, lợi nhuận của tổ chức lớn và có sức cạnh tranh thì 10% là tốt, 15% là rất tốt, còn 35% như Eximbank là quá kinh khủng, không tưởng. Ngành quy mô càng lớn thì mức tăng trưởng càng ít lại.
Nếu so sánh với năm 2022 thì nhiều người thấy rằng thì kế hoạch này có sự thận trọng khi đưa ra mục tiêu lợi nhuận. Song, với tôi kế hoạch này có tính nỗ lực, tích cực để đáp ứng được mong đợi của các cổ đông, không phải là khiêm tốn”.
Lý giải về vấn đề này, ông Đinh Thế Hiển cho biết thêm: Những yếu tố để tăng trưởng bền vững cũng như làm nên lợi nhuận lớn của ngành Ngân hàng năm 2022 bây giờ không còn nữa. Thứ nhất, ngành Ngân hàng là ngành bình quân của các ngành. Đây là ngành dịch vụ cho vay mà lợi nhuận chủ yếu thu về từ tín dụng, mà tín dụng tăng siêu lợi nhuận trong khi kinh tế khó khăn thì chẳng khác gì “hút máu”.
Bên cạnh đó, năm 2023 không phải là năm thuận lợi cho vay bất động sản, chứng khoán.
Điều này đặt ra 2 vấn đề, khả năng vay- rủi ro của vay và vấn đề sử dụng dịch vụ thu phí của ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền,…
Các yếu tố như vậy làm cho dịch vụ của ngành Ngân hàng ít nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 là không thuận lợi.
“Từ đó ta kết luận, các ngân hàng xây dựng lợi nhuận năm 2023 như vậy là sát với tình hình thực tế. Và có thể các ngân hàng không đạt được mục tiêu tăng trưởng này nếu như không có những chuyển biến tích cực sắp tới”, chuyên gia nhấn mạnh.
Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng lớn đã giảm xuống dưới mức trần Các ngân hàng đang giảm lãi suất cho vay, và triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sau chỉ đạo ... |