Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng

23/09/2024 17:31 Phát triển bền vững Hồng Ngọc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Cải cách tiền lương: Nghiên cứu quy định đánh giá cán bộ để trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ
Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng
Theo dự thảo Nghị định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức lương cơ bản của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa

Mức lương cơ bản trong doanh nghiệp nhà nước

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, quy định Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên được hưởng mức lương cơ bản và lương tăng thêm theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tách riêng với tiền lương, tiền thưởng của Ban điều hành và giao cho chủ sở hữu đánh giá, quyết định mức lương, thưởng cụ thể đối với từng người theo đúng phân cấp quản lý “ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương” nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW. Cụ thể, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, “Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước”.

Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 17 dự thảo Nghị định như sau:

Chức danh

Mức lương cơ bản

(đơn vị: triệu đồng/tháng)

Nhóm I

Nhóm II

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị

80

70

60

52

48

42

36

32

2. Trưởng ban Kiểm soát

66

59

51

44

40

35

30

26

3. Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

65

58

50

43

39

34

29

25

Mức lương cơ bản gồm 8 mức, chia theo 2 nhóm doanh nghiệp (nhóm I: áp dụng đối với tổng công ty, tập đoàn kinh tế; nhóm II: áp dụng đối với doanh nghiệp độc lập).

Mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch (mức 1) là 80 triệu đồng (mức lương này trong Đề án khi báo cáo Trung ương dự kiến thực hiện từ năm 2021 là 70 triệu đồng/tháng, đến nay tính theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2025 khoảng 80 triệu đồng) và thấp nhất của Kế toán trưởng (mức 8) là 25 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ bản được quy định gắn với 3 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận chia theo ngành, lĩnh vực (không dựa vào xếp hạng như hiện hành). Trong đó chỉ tiêu vốn cao nhất (tương ứng lương cơ bản mức 1) là 10.000 tỷ trở lên được lấy theo tiêu chí vốn quy mô tập đoàn kinh tế tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ; chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được dựa trên số liệu tổng hợp, thống kê của các Bộ, ngành địa phương về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2023.

Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch để xác định mức lương cơ bản được hưởng theo nguyên tắc phải bảo đảm đủ 3 chỉ tiêu tương ứng với mức lương nào thì được áp dụng mức lương cơ bản đó.

Hệ số tăng thêm tối đa không quá 1 lần để tính mức tiền lương được hưởng gắn với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Hệ số tăng thêm này đã được xác định trong Đề án trình Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Theo đó, doanh nghiệp có lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn thực hiện của năm trước thì tiền lương kế hoạch tối đa bằng 2 lần mức lương cơ bản (mức lương của Chủ tịch cao nhất tối đa có thể đạt được 160 triệu đồng/tháng) và giao cho chủ sở hữu đánh giá, quyết định mức lương cụ thể của từng người.

Mức lương tối đa này (Chủ tịch Hội đồng 160 triệu đồng) cao hơn khoảng 18% so với mức lương tối đa (Chủ tịch Hội đồng 135 triệu đồng) theo quy định từ năm 2016 đến nay tại Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và Nghị định số 21/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Quy định trích thưởng từ lợi nhuận sau thuế cho Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên theo phân loại doanh nghiệp A, B, C tối đa 2 tháng (cho tương ứng với trích thưởng của người lao động tối đa 3 tháng cho hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi), cao hơn so với quy định hiện hành (1,5 tháng lương).

Mức tiền thưởng của thành viên hội đồng, kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước

Theo Điều 22 dự thảo Nghị định, căn cứ lợi nhuận thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, với các cổ đông góp vốn và trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước về phân phối lợi nhuận, doanh nghiệp trích tiền thưởng cho Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên như sau:

- Tối đa không quá 2 tháng tiền lương, thù lao thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện không thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại A.

- Tối đa không quá 2 tháng tiền lương, thù lao thực hiện nhân với tỷ lệ (%) lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch, nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại A hoặc loại B.

- Tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, thù lao thực hiện nhân với tỷ lệ (%) lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch, nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại C.

Việc xếp doanh nghiệp loại A, loại B, loại C đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hằng năm; đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ làm cơ sở để tự xác định loại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì thực hiện trích tiền thưởng cho Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo Phụ lục của dự thảo Nghị định, đối tượng áp dụng Nhóm I gồm:

Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; tổng công ty; công ty mẹ được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước; doanh nghiệp nhà nước độc lập đang được xếp hạng, xếp lương, vận dụng xếp lương theo hạng Tổng công ty đặc biệt, Tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng ở nhóm II mà đạt đủ điều kiện quy định đối với mức 3 nhóm I trở lên và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thì xem xét, áp dụng mức lương nhóm I tương ứng với kết quả đạt được.

Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức lương cơ bản như sau:

Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc ngành, lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực.

Doanh nghiệp đạt đủ 3 chỉ tiêu (vốn, doanh thu, lợi nhuận) của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó.

Lương cơ bản của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tính thế nào? Lương cơ bản của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tính thế nào?

Theo quy định, mức lương cơ bản của chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị tại tập đoàn và tổng công ty ...

Đã chi trả mức lương hưu mới tới hơn 60% người hưởng Đã chi trả mức lương hưu mới tới hơn 60% người hưởng

Đây là tin vui với người nhận lương hưu và mức tăng được đánh giá là sẽ góp phần nâng cao đời sống của người ...

Cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí của cán bộ, CCVC từ 1/7 Cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí của cán bộ, CCVC từ 1/7

Lương và phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7 sẽ được tính như sau:

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Phụ nữ ngành Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số: Đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển bền vững

Phụ nữ ngành Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số: Đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển bền vững

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu, tạo cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức đối với phụ nữ ngành Ngân hàng. Tại Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động nữ và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ để họ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động