Đề xuất nghỉ hưu sớm được nhận mức lương tối đa 75%
Ảnh minh hoạ. |
Góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), 13 đơn vị gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, đã có đề xuất.
Theo đó, các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất, trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sớm (tối đa 5 tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu) theo quy định.
Đặc biệt, người lao động có thời gian đóng BHXH trên 20 năm thì được quyền về hưu, mỗi năm về hưu sớm sẽ bị trừ đi 1 tháng lương, hoặc cao nhất bị trừ không quá 1% tương ứng với 1 năm như Luật BHXH 2006.
Trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu sớm và có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm đối với nữ, và 32 năm đối với nam sẽ được về hưu ngay và hưởng lương hưu tối đa là 75%.
Các hiệp hội nhấn mạnh, cách tính trợ cấp 1 lần cho những năm vượt quá thời gian hưởng lương hưu tối đa (75%) bằng 0,5 tháng lương bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là không hợp lý.
Trong khi đối với người lao động muốn rời Quỹ BHXH và nhận trợ cấp BHXH một lần, thì mỗi năm làm việc (sau 2014) được 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Trong khi đó, người lao động vẫn ở lại với Quỹ và đóng góp hơn 30 năm chỉ được nhận 0,5 lần.
Từ đó, 13 hiệp hội doanh nghiệp đề xuất tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa nên tính dựa trên tổng thời gian tham gia BHXH tương ứng, không nên áp mức trần 75%.
Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không? Hiện nay, không ít người băn khoăn khi đang hưởng lương hưu mà đi làm thì có bị cắt lương hưu và các chế độ ... |