Đề xuất phương pháp định giá, bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản |
Ảnh minh hoạ. |
Sau khi Luật Đất đai được thông qua, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng 4 Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) để lấy ý kiến các Bộ ngành địa phương gồm: Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất ; Nghị định của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai…
Đề xuất 4 phương pháp định giá đất
Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) đề xuất 4 phương pháp định giá đất.
Cụ thể, về phương pháp định giá đất, dự thảo quy định thông tin để áp dụng phương pháp định giá đất, trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá đất khi thu thập thông tin, trách nhiệm của các đơn vị trong việc cung cấp thông tin.
Thông tin về giá đất, giá thuê đất, giá thuê mặt bằng để áp dụng phương pháp so sánh, thặng dư và xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất là thông tin trong khoảng thời gian không quá 24 tháng tính từ thời điểm định giá đất trở về trước, được thu thập trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá hoặc từ các nguồn khác.
Khi áp dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư phải ưu tiên lựa chọn thửa đất so sánh theo thứ tự.
Tương đồng về vị trí, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, kích thước, hình thể, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá đất so với thửa đất cần định giá.
Thời điểm chuyển nhượng, trúng đấu giá quyền sử dụng đất gần nhất với thời điểm định giá. Có khoảng cách gần nhất đến thửa đất, khu đất cần định giá và không bị giới hạn bởi địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
Dự thảo quy định cụ thể về trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm so sánh, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất. Quy định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong phương pháp so sánh.
Đề xuất công khai bảng giá đất hằng năm
Về bảng giá đất, dự thảo quy định căn cứ nội dung xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất; trình tự, thủ tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất hằng năm; việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm áp dụng bảng giá đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập dự án xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 1/6 của năm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.
UBND cấp tỉnh phê duyệt dự án xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trước ngày 15-6 của năm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất
HĐND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp tỉnh tổ chức hoàn thiện bảng giá đất để quyết định ban hành, công bố công khai bảng giá đất vào ngày 1-1 hằng năm và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Hằng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1-1 của năm tiếp theo.
Trường hợp bảng giá đất cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định quy định thẩm định bảng giá đất bao gồm việc thành lập hội đồng thẩm định, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn của chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng và của cơ quan thường trực.
Với bảng giá đất được xây dựng theo vị trí đất, dự thảo quy định cách xác định vị trí đất; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất thị trường; xây dựng giá đất trong bảng giá đất theo vị trí đất.
Về bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn, dự thảo quy định cách thiết lập vùng giá trị; lựa chọn thửa đất chuẩn và xác định giá của thửa đất chuẩn; xác định các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến giá đất và lập bảng tỉ lệ so sánh; tính toán, rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh kết quả xác định giá của thửa đất cụ thể theo thửa đất chuẩn.
Về giá đất cụ thể, dự thảo quy định căn cứ, nội dung, trình tự xác định giá đất cụ thể; quy định việc chuẩn bị hồ sơ định giá đất cụ thể, lựa chọn tổ chức tư vấn định giá đất cụ thể; thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin...
Sáng ngày 18/1/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai để “thể chế hóa” Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Luật Đất đai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã xây dựng thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận định về Luật Đất đai mới được thông qua, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (HoREA) cho rằng bộ luật có nhiều điểm nhấn nổi bật. "Luật Đất đai 2024 góp phần đẩy mạnh nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả". |
Phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội năm 2024. Đồ họa: N.L. |
Luật Đất đai sửa đổi có thể khiến giá và nguồn cung bất động sản tăng lên Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Ông Đinh Minh Tuấn, Giám ... |