Thư viện số ứng dụng AI, Blockchain vẫn bị đánh giá không tạo khác biệt |
Hiện này, thiết bị máy móc ứng dụng AI đang dần phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển. Những loại máy này được sáng tạo và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của công nghệ AI giúp cây trồng phát triển mạnh, năng suất cây trồng được tăng lên. Có thể thấy, AI tham gia sâu vào quá trình kiểm soát sâu bệnh và các điều kiện trồng trọt; tổ chức dữ liệu cải thiện một loạt các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Mặt khác, AI còn giúp giảm đáng kể việc sử dụng các hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Bằng những tiến bộ trong chế tạo robot điều khiển bằng AI cũng đang giúp nhà nông trong việc tăng gia sản xuất sử dụng ít đất và ít nhân công hơn.
T.S Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam nhận định, trí tuệ nhân tạo sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp, giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân.
Ứng dụng AI sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp |
Tuy nhiên, lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, việc đẩy mạnh ứng dụng AI vào trong ngành nông nghiệp vẫn đang đối diện với nhiều thách thức. Trong đó, giá cả phần cứng và phần mềm cho các hệ thống AI đang rất cao. Đồng thời là trình độ, nhận thức của người nông dân vẫn còn hạn chế.
Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam cho rằng, để tận dụng tối đa tiềm năng của AI trong nông nghiệp, nông dân Việt Nam cần được đào tạo để sử dụng và hiểu rõ các công nghệ này. Điều này đặc biệt quan trọng vì nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thay đổi khí hậu, giá cả nguyên liệu tăng cao và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm các khoản tài trợ để đầu tư vào các hệ thống AI và robot tự động hóa, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nông dân sử dụng các công nghệ mới.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Trinh, Trung tâm R&D (Rạng Đông) cho biết, nhiều năm qua, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông (Thanh Xuân, Hà Nội) đang ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng đối với cây ăn quả, dược liệu, giúp nâng cao chất lượng, độ ngọt của cây…
Giải pháp này giúp khắc phục được hạn chế của những nhà kính cũ trong nông nghiệp như thiếu thiết bị, chỉ có tác dụng che mưa, ngăn côn trùng; có thể điều chỉnh tự động ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới tiêu, dinh dưỡng… thông qua một sensors cảm biến nhà kính, nhà lưới thu thập dữ liệu, sau đó bộ trung tâm giao tiếp truyền nhận trung gian xử lý dữ liệu giữa tầng thiết bị và tầng cloud.
ông Nguyễn Văn Trinh, Trung tâm R&D (Rạng Đông) |
GS.TS. Mai Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam chia sẻ tại sự kiện, giải pháp Egap và eGap.vn - quản lý điện tử 4.0 thực hành nông nghiệp. Cụ thể, eGap.vn là Cổng thông tin quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc cho 4 nhóm ngành hàng: Cây trồng, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản với nhật ký điện tử trên 2 nền tảng Android và iOS.
Với ứng dụng này, thông qua nhật ký điện tử, camera đồng ruộng lưu trữ thông tin theo thời gian thực về toàn bộ chuỗi sản xuất, theo dõi giám sát được vùng trồng theo hợp đồng đã ký, đảm bảo được nguồn hàng ổn định, đúng tiêu chuẩn quy định, phát triển sản xuất - tiêu thụ bền vững, quản lý mã số quản lý tới tận hộ (tổ) sản xuất.
Người sản xuất biết trước được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai, giá cả, chủ động lập kế hoạch, hạch toán, minh bạch về thông tin đầu vào của vật tư (đúng quy định, chủng loại), chịu sự giám sát tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình sản xuất của khách hàng.
Hay mô hình khác đó là việc ứng dụng Hệ thống quản lý điều khiển nông trại quy mô lớn bằng trí tuệ nhân tạo cho tái canh cà phê của Netafim Việt Nam đã giúp nông dân trồng cà phê thu được năng suất 5 tấn/ha ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên, tăng 300% so với năng suất vụ đầu tiên theo phương pháp tái canh truyền thống. Góp phần giảm chi phí cho cà phê tái canh, nâng cao lợi nhuận sản xuất.
Công ty CP ICheck Việt Nam cũng giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện được nghiên cứu và phát triển bởi hơn 50 kỹ sư trong vòng 5 năm nhằm giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện vùng trồng, nhà xưởng, vùng sản xuất và thông tin truy xuất theo các chuỗi cung ứng, quá trình hình thành lên sản phẩm bao gồm: Vật tư, con giống, vùng trồng, vùng sản xuất, nhân viên; ghi lại nhật ký điện tử quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối… tới thành phẩm cuối cùng.
Ứng dụng công nghệ thông tin dự báo tình hình nông sản |