Hà Nội bổ sung 15 khu đất mới để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân gần khu công nghiệp
Từ 1/8/2024, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn? |
Buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Ảnh: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội |
Tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, tránh việc tăng nóng giá nhà ở, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân
Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức lập, phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012-2020 và giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2015-2020, các Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 về phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và các Kế hoạch hàng năm. Đồng thời, ban hành các Kế hoạch, thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thành phố để tập trung rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư để đẩy nhanh hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nhà ở với nhiều phân khúc khác nhau để tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, tránh việc tăng nóng giá nhà ở, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.
Nhằm đáp ứng chỉ tiêu đã được giao tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối lượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai doạn 2021-2030” của Chính phủ và triển khai đầu tư nhà ở xã hội sau năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo lập, phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) với khoảng 1 triệu m2 sàn, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Thành phố cũng rà soát, bổ sung khoảng 15 khu đất mới có quy mô lớn để đầu tư xây dựng các dự án khu nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (khoảng 2.000 căn hộ/khu), trong đó tập trung bố trí 2-3 khu đất xây dựng nhà ở công nhân tại khu vực gần các khu công nghiệp.
Người dân cần được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ nhà ở
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng nhìn nhận, nguồn cung bất động sản còn tương đối khan hiếm, sản phẩm bất động sản nhà ở mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước. Phân khúc nhà chung cư chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp, phân khúc bình dân hiện chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Tiến độ triển khai các dự án bất động sản chậm…
Quy hoạch bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn của thành phố Hà Nội. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc nhà ở xã hội trong các khu nhà ở xã hội tập trung rất thấp so với quy mô các dự án do bị khống chế về quy mô dân số. Việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân còn chậm. Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo hình thức đấu thầu mất nhiều thời gian…
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc, về điều kiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thành phố đề nghị các bộ, ngành Trung ương trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở,... có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chuyển tiếp đối với trường hợp các dự án đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở Quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/5.000.
Thành phố cũng kiến nghị ban hành quy định riêng rút ngắn trình tự, thủ tục, thời gian lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, người dân được hỗ trợ chính sách về nhà ở xã hội. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho thuê đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước...
Phân tích làm rõ thêm những tồn tại trong quá trình thực hiện việc phát triển nhà ở xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiến nghị cần có chính sách xã hội về nhà ở, thống nhất chỉ có một loại là nhà (không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại) theo chất lượng của Bộ Xây dựng quy định để người dân được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ.
Trước đó, tại phiên họp về công tác lựa chọn nhà đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới và việc triển khai các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) trên địa bàn thành phố Hà Nội (ngày 30/5/2024), Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khẳng định, nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những công nhân, lao động tại các khu công nghiệp và người có hoàn cảnh khó khăn có được một căn nhà ổn định để sinh sống.
Do vậy, các sở, ngành và cấp ủy chính quyền địa phương cần quyết tâm tháo gỡ sớm để có nhiều hơn những dự án nhà ở xã hội được triển khai trong thời gian tới.
“Mục tiêu cao nhất là xây dựng nhà ở xã hội với chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất; khống chế lợi nhuận định mức bằng quy định của pháp luật để trước mắt, người thu nhập trên trung bình có thể mua được nhà”, ông Trần Sỹ Thanh nói.
Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường” vào tháng 11/2024 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 10/7/2024 về việc tổ chức Hội nghị "Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, trên địa bàn Thành phố năm 2024". Hội nghị nhằm trao đổi, cung cấp thông tin tình hình thực hiện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường. Từ đó đẩy nhanh tiến độ dự án, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đồng thời, chính quyền thành phố sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp, kiến nghị đề xuất, sáng kiến kinh nghiệm của các doanh nghiệp tham gia Hội nghị nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển đối với lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 và các năm tiếp theo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp trong tháng 11/2024 với 150-200 đại biểu tham dự gồm: Đại diện một số Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã; đại diện một số Ngân hàng, Quỹ đầu tư tại Hà Nội; đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp, Tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nhà ở, bến bãi đỗ xe, môi trường tại Hà Nội; đại diện khoảng 20-30 doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nhà ở, bễn bãi đỗ xe, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Muốn vay 318 tỷ đồng làm nhà ở xã hội, Công ty Cổ phần Hàng Hải Bình Định là ai? UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố bổ sung các dự án ... |
Chuyên gia hiến loạt giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội Tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác “có giá ... |
Đà Nẵng cho thuê 257 căn hộ nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng thông báo cho tiếp nhận hồ sơ thuê nhà ở xã hội tại Chung cư nhà ở xã hội ... |