Chuyên gia hiến loạt giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội |
Luật Nhà ở (sửa đổi) có tháo gỡ được khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội? Ảnh minh họa: VGP |
Điều 76 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 năm 2023 đã sửa đổi và bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội so với quy định hiện hành là: Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.
Như vậy, theo quy định mới, 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm:
- Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn.
- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị.
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
- Công nhân, lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
- Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.
Bên cạnh việc mở rộngđối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, Luật Nhà ở 2023 còn sửa đổi, bổ sung một số quy định giúp người dân dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn. Cụ thể như sau:
Bỏ điều kiện cư trú khi mua nhà ở xã hội
Hiện nay, Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định người mua nhà ở xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội. Quy định này đã hạn chế việc tiếp cận nhà ở xã hội của nhiều người.
Tuy nhiên, điều kiện cư trú khi mua nhà ở xã hội sẽ chính thức được bãi bỏ từ ngày 1/8/2024 theo quy định của Luật Nhà ở 2023. Cụ thể, Điều 78 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội chỉ yêu cầu một số điều kiện về nhà ở và thu nhập như:
Điều kiện về nhà ở: phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trự nơi có dự án nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố nơi có dự án nhà ở xã hội đó hoặc sở hữu nhà ở nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu...
Điều kiện về thu nhập: từng đối tượng cụ thể phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ, hoặc thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thêm ưu đãi cho chủ đầu tư
Luật Nhà ở 2023 có nhiều quy định mới về ưu đãi cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Cụ thể, Điều 85 Luật Nhà ở 2023 quy định về chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê như sau:
- Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án. Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ trường hợp dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại
- Được ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.
- Được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội;
- Được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại.
- Được vay vốn với lãi suất ưu đãi; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ thực hiện đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án.
- Được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương ban hành cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn phù hợp với thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những quy định này được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng nguồn cung nhà ở xã hội tại các tỉnh, thành phố và góp phần giúp thị trường bất động sản sôi động hơn.
Sửa đổi nguyên tắc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Tai Điều 89 Luật Nhà ở 2023, bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.
Trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
Cũng trong thời hạn 5 năm, bên mua, thuê mua chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng.
Trước đó, Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngày 14/6/2024, tại họp báo thường kỳ Quý II/2024 của Bộ Xây dựng, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thời gian qua Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện, đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển nhà ở xã hội. Do vậy, việc phát triển và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thời gian qua có những chuyển biến tích cực, nguồn cung và các dự án khởi công xây dựng mới đã tăng so với các năm trước. Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn cả nước hiện có hơn 500 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn; tăng 4 dự án với 6.950 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024. Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 75 dự án với quy mô 39.884 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 128 dự án với quy mô 115.379 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 300 dự án với quy mô 262.937 căn. Dù đạt một số kết quả nhưng việc triển khai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về quỹ đất, nguồn vốn, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề xuất các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, các bộ, ngành cần tiếp tục tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội như: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về phát triển nhà ở xã hội, nhất là về thủ tục đầu tư, quy hoạch, bố trí quỹ đất… trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền. Ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng và mở các room tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp tình hình thực tiễn... |
Nhiều địa phương mong muốn thí điểm mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư Đồng thời đề nghị cho phép các hộ dân thuộc diện được bồi thường, tái định cư nhưng địa phương không có quỹ đất, quỹ ... |
Lưu ý gì khi mua nhà tại dự án Moonbay Residence của Công ty Bình Phát? Sở Xây dựng TP. Hải Phòng thông báo 38 căn nhà ở liền kề (nhà ở thương mại) hình thành trong tương lai tại Dự ... |
Muốn vay 318 tỷ đồng làm nhà ở xã hội, Công ty Cổ phần Hàng Hải Bình Định là ai? UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố bổ sung các dự án ... |