Cụ thể, theo thông tin được HHV công bố, doanh nghiệp quyết định vay 300 tỷ đồng từ CTCP Tập đoàn Đèo Cả (công ty mẹ) để bổ sung nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.
Thời hạn vay sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của công ty tại từng thời điểm, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2025. Lãi suất vay sẽ bằng lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cộng biên độ không quá 3%/năm.
Thông tin về việc HHV muốn vay 300 tỷ đồng từ Tập đoàn Đèo Cả. |
Đáng chú ý, trong cùng ngày ban hành nghị quyết trên, HĐQT HHV cũng đã thông qua nghị quyết góp vốn/đặt cọc góp vốn vào một loạt công ty con.
Cụ thể, HHV sẽ góp 108,676 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Đèo Cả; 22,509 tỷ đồng vào CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn và 22,124 tỷ đồng vào CTCP Phước Tượng Phú Gia BOT. Thời gian góp vốn dự kiến từ năm 2023-2024.
Được biết, hiện tại HHV đang đầu tư hàng loạt dự án với quy mô lớn. Do đó việc doanh nghiệp này quyết định vay vốn từ tập đoàn mẹ là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Hiện tại, HHV đang đầu tư nhiều dự án tiêu biểu như: cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (13.690 tỷ đồng) dự kiến hoàn thành 2024; dự án Tân Phú – Bảo Lộc (17.200 tỷ) đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; dự án Hữu Nghị - Chi Lăng (10.013 tỷ) đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư; dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh (13.174 tỷ) đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; 2 dự án dự kiến tham gia là cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc (17.200 tỷ); cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (13.174 tỷ)...
Về phía Tập đoàn Đèo Cả, đây là công ty mẹ của HHV thông qua quyền sở hữu, quyền biểu quyết trực tiếp và gián tiếp tại các công ty đầu tư vào HHV. Theo thuyết minh BCTC quý IV của HHV.
Hiện tại, Tập đoàn Đèo Cả đang nắm tỷ lệ quyền biểu quyết là 34.91%, tuy nhiên Tập đoàn vẫn là công ty mẹ do đang nằm quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của công ty thông qua việc nắm đa số thành viên HĐQT.