HoREA đề xuất một số vấn đề tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) liên quan tới chung cư

08/03/2023 08:10 Hàng hóa tiêu dùng Minh Nguyệt
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường văn bản số 40/2023/CV-HoREA ngày 06/03/2023 với nội dung góp ý Điều 25, Điều 26 và Điều 40 của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)”.

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA góp ý Điều 25, Điều 26 và Điều 40 của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sau khi nhận thấy một số vấn đề chưa thật phù hợp.

Hiệp hội đề nghị chọn Phương án 1 nhưng phải sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 hiện tại trở thành Điều 25 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cụ thể, tại Điều 25 xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư. Quyền sở hữu nhà chung cư quy định tại điều này, bao gồm nhà chung cư chỉ sử dụng vào mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác không phải để ở được xác lập theo quy định. Điều 14 của Luật này và chấm dứt khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng hoặc chưa hết thời hạn sử dụng nhưng thuộc các trường hợp dỡ theo quy định của khoản 3.

Điều này theo quy định của pháp luật về dân sự. Chủ sở hữu nhà chung cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp sau khi cấp Giấy chứng nhận mà nhà chung cư bị tiêu hủy, phá dỡ thì việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhà chung cư không còn hiệu lực pháp lý”.

HoREA đề xuất một số vấn đề tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) liên quan tới chung cư
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA.

Hiệp hội đề nghị cũng không nên chọn “Phương án 2: Bỏ mục 4 quy định về sở hữu nhà chung cư, giữ nguyên như quy định hiện hành”, mà nên sửa đổi, bổ sung và chuyển khoản 2 và khoản 3 Điều 25 thành khoản 1 và khoản 2 Điều 26 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) với tiêu đề Điều 26 (mới) là “Điều 26. Thời hạn sử dụng và các trường hợp phá dỡ nhà chung cư” trên cơ sở tích hợp nội dung của cả 02 Phương án theo hướng kế thừa những quy định vẫn còn phù hợp của Luật Nhà ở 2014 và tích hợp thêm các nội dung phù hợp của Phương án 1.

Cụ thể, tại Điều 26: Thời hạn sử dụng và các trường hợp phá dỡ nhà chung cư. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế nhà chung cư theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền (gọi chung là tuổi thọ công trình). Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi rõ trong văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc phá dỡ nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp. Thứ nhất, nhà chung cư bị hư hỏng do cháy nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

Thứ hai, nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

Thứ ba, nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

Thứ tư, nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Thứ năm, nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình gồm: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này nhưng nằm trong khu vực có nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản này.

Thứ sáu, nhà chung cư thuộc diện phá dỡ theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được đưa vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều 67 của Luật này. Căn cứ vào tiến độ xây dựng lại nhà chung cư nêu trong kế hoạch đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định phá dỡ để thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Chương V của Luật này.

Thứ bảy, nhà chung cư bị phá dỡ theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhà chung cư không còn hiệu lực pháp lý đối với nhà chung cư đó.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 66 bis của Luật này và pháp luật về dân sự”.

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung và chuyển Điều 26 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thành Điều 66 bis (ngay sau Điều 66) của “Chương V. Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư”.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” đối với trường hợp nhà đầu tư có “đất nông nghiệp” hoặc “đất phi nông nghiệp không phải là đất ở” để đảm bảo sự phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tờ trình Quốc hội số 535/TTr-CP ngày 27/12/2021 của Chính phủ.

HoREA đề nghị bổ sung cho dễ hiểu cụm từ “đất xen kẹt do Nhà nước quản lý hoặc được giao để quản lý”. Bên cạnh đó, đề sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 40 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó đề nghị bổ sung điểm đ: Đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Các quyền sử dụng đất quy định tại khoản này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật. Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác thuộc dự án đầu tư (nếu có) sang đất ở và nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Bộ Xây dựng hoãn đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội Bộ Xây dựng hoãn đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng thống nhất sẽ thực hiện gói đề xuất 120.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước công bố, dừng đề xuất gói ...

Các tin khác

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Theo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng do Công ty Cổ phần Thảo Dược Hà Nội sản xuất; còn Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Cao Việt Hoàng công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Vụ việc "Thực phẩm bổ sung Sữa lúa mạch Nestlé Milo" vướng phải tranh cãi lớn liên quan đến quảng cáo đã một lần nữa đặt ra câu hỏi về sự minh bạch thông tin và hiệu quả của các chế tài xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam.
Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua trên các website: https://caoviethoang.com https://caoviethoang-chinhhang.com. đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Liên tiếp các vụ sản xuất cà phê giả từ đậu nành, bắp rang và phụ gia khác bị phanh phui gần đây không chỉ là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe người tiêu dùng, mà còn lột tả một cuộc chiến không cân sức mà các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính phải đối mặt hàng ngày. Thị trường đang bị bóp méo, niềm tin người tiêu dùng bị xói mòn, và đã đến lúc cần giành lại sự trong sạch cho môi trường kinh doanh.
Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Mưa lớn liên tiếp trong 4 ngày qua đã khiến nhiều người trồng sen ở TP. Huế trong đó có một số doanh nghiệp đang bảo tồn sen trắng, sen cổ Huế chịu thiệt hại nặng nề.
Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Ba mẫu xe điện của VinFast dẫn đầu doanh số tháng 5/2025, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chuyển dịch thị trường khỏi động cơ đốt trong.
Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

Giá gạo tại Nhật Bản đang tăng phi mã, kho dự trữ quốc gia cạn kiệt, trong khi nhu cầu nội địa không ngừng leo thang.
Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo ba quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe của ba doanh nghiệp lớn. Trong số đó, sự xuất hiện của Bayer Việt Nam – chi nhánh của tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã khiến sự việc không thể “xem nhẹ”.
Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp Beautycare Expo 2025, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế IEC, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và doanh nghiệp với nhiều hoạt động nổi bật.
Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Giữa “cơn xoáy” hội nhập và cạnh tranh, thị trường dược liệu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ “sinh tử” hoặc tự tái thiết để lớn mạnh bền vững, hoặc tiếp tục “trượt dài” trong cảnh tự phát, manh mún.
Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Không chỉ là thực phẩm, trứng gà cà gai leo Sadu của Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long là kết tinh của tâm huyết, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, mang đến sản phẩm an toàn, bổ dưỡng và độc đáo cho người tiêu dùng.
Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Doanh nhân Nguyễn Tiến Luyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là với sản phẩm bưởi OCOP tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Được công nhận là sản phẩm OCOP, bánh chưng Tranh Khúc không chỉ lưu giữ hương vị truyền thống mà còn khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống mà còn khẳng định mình trên “bản đồ” nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm đông trùng hạ thảo – "thảo dược vàng".
Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Nhiều người tiêu dùng bày tỏ, việc mua sản phẩm OCOP không chỉ là ủng hộ doanh nghiệp địa phương mà còn là cách bảo vệ môi trường, bởi phần lớn sản phẩm OCOP được sản xuất theo quy trình bền vững, giảm thiểu hóa chất và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

Trong những năm gần đây, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam.
Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Ông Phan Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long, đã tạo dựng một thương hiệu vững mạnh với sản phẩm cà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Nguyễn Hoài Bắc là một doanh nhân nổi bật, người đã trải qua quá trình hành động từ một nhân viên rửa bát và bỏ báo tại Canada đến việc trở thành một ông chủ lớn với nhiều dự án kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động