HoREA kiến nghị bổ sung quy định đặt cọc để tránh "đầu nậu, cò đất" lừa đảo khách hàng |
Ảnh minh hoạ |
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 06 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư được vay tín dụng thuận lợi hơn.
Theo đó, Hiệp hội hoan nghênh Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ với quan điểm chỉ đạo tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững và Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 08/07/2023 của Chính phủ, trong đó đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát để ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Hiệp hội nhận thấy, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/06/2023 của Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng) có một số quy định chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật và chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Vì vậy, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN để góp phần cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững. Đồng thời, kiến nghị xem xét sửa đổi khoản 8 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) đề xuất bỏ quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với nhu cầu vốn để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
Bên cạnh đó, HoREA thống nhất với quy định góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tại khoản 8 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Nhưng, Hiệp hội không tán thành quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với nhu cầu vốn để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 06/2023/TT-NHNN theo hướng bỏ quy định tổ chức tín dụng không được cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh tại khoản 8 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Kiến nghị xem xét sửa đổi khoản 9 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) đề xuất quy định tổ chức tín dụng được cho vay đối với nhu cầu vốn để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư đã có đầy đủ pháp lý hoặc dự án có sử dụng đất đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội nhận thấy, khoản 9 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định tổ chức tín dụng không được cho vay để thanh toán tiền góp vốn để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay chưa đồng bộ, thống nhất với Điều 55 và khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, do quy định điều kiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh của khoản 9 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN rất “mơ hồ” và khác với điều kiện của các dự án đầu tư, nhất là dự án bất động sản, nhà ở, khu đô thị hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã có đầy đủ pháp lý là dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, đã có quy hoạch chi tiết 1/500, đã được giao đất, cho thuê đất, đã có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bởi các lẽ dự án bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 áp dụng đối với trường hợp bất động sản, nhà ở thương mại có sẵn thì chủ đầu tư hoàn toàn không có nhu cầu vay vốn tín dụng vì đã được toàn quyền bán sản phẩm ra thị trường mà không bị hạn chế.
Căn cứ điều kiện dự án bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 áp dụng đối với trường hợp bất động sản, nhà ở thương mại “có sẵn” thì chủ đầu tư không có nhu cầu vay tín dụng.
Do vậy, khoản 9 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã “bít đường” vay tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị ngay tại thời điểm mà chủ đầu tư có nhu cầu bổ sung vốn tín dụng cao nhất để triển khai thực hiện xây dựng các công trình của dự án.
Từ đó, sau khi chủ đầu tư đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép xây dựng thì đây là thời điểm mà chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tín dụng (bổ sung) để đầu tư xây dựng các công trình của dự án và tại thời điểm này thì dự án đã có đủ pháp lý thuộc giai đoạn thực hiện dự án, nhưng chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh nên chưa được phép huy động vốn của khách hàng theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.
HoREA nhận định, nếu dự án đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” thì chủ đầu tư không dại gì đi vay tín dụng ngân hàng với lãi suất cao, bởi lẽ tại thời điểm này thì chủ đầu tư đã được phép mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, được huy động vốn từ khách hàng là nguồn vốn “rẻ nhất, hiệu quả nhất” do không bị áp lực phải trả lãi, trả vốn gốc, mà chỉ cần sớm hoàn thành dự án để bàn giao nhà cho khách hàng...
Hiệp hội tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 06/2023/TT-NHNN theo hướng bỏ quy định tổ chức tín dụng không được cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng vay đối với trường hợp dự án đã có đầy đủ pháp lý hoặc dự án có sử dụng đất đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật tại khoản 9 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Đề nghị sửa đổi quy định các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 24 (hoặc 36) tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay để phù hợp với tình hình thực tiễn của thị trường bất động sản do “vướng mắc pháp lý” chiếm đến 70% khó khăn mà không phải do lỗi của doanh nghiệp.
HoREA kiến nghị về chuyển nhượng dự án bất động sản đã có quyết định giao đất, cho thuê đất |