Thời gian qua, Cục QLTT và Công an địa phương trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã có phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm bánh kẹo dịp Tết Trung thu, không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, trong đó có người lao động.
Cụ thể, gần đây nhất, lúc 15 giờ ngày 20/9, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Thanh Khê tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở sản xuất bánh trung thu tại địa chỉ tổ 15, phường An Khê do bà D.T.H., (SN 1998) làm chủ.
Qua kiểm tra, phát hiện 1.373 sản phẩm là bánh trung thu các loại không in nhãn mác, thành phần, nơi sản xuất theo quy định của pháp luật. Chủ lô hàng cho biết, số bánh trên được vận chuyển từ Hà Nội về TP. Đà Nẵng với giá 10.000 đồng/chiếc, sau đó được phân phối cho các cơ sở khác để đóng hộp và nhãn mác để bán ra thị trường.
Cán bộ Cục QLTT TP. Đà Nẵng kiểm tra bánh kẹo trung thu. Ảnh: Cục QLTT TP. Đà Nẵng. |
Trước đó, chiều 11/9, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT TP. Đà Nẵng đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với cửa hàng P.L. ở đường Hoàng Diệu và T.T.F., ở đường Lê Duẩn, thuộc quận Hải Châu. Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 1 cũng đã phát hiện và tạm giữ gần 150 đơn vị sản phẩm là mặt hàng bánh các loại là hàng hóa nhập lậu, do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.
Theo Cục QLTT TP. Đà Nẵng, thị trường bánh kẹo, bánh trung thu phục vụ Tết Trung thu năm nay đa dạng về mẫu mã, giá cả phong phú. Bên cạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn,… vẫn còn một số tổ chức, cá nhân đưa thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra thị trường tiêu thụ, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có người lao động.
Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục QLTT TP. Đà Nẵng khuyến cáo, để lựa chọn thực phẩm, bánh kẹo, bánh trung thu an toàn nên lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí như:
Thứ nhất, thông tin trên bao bì sản phẩm phải có tên, địa chỉ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; có ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,…
Thứ hai, bánh kẹo, thực phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì nguyên vẹn không bị rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, không bị mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
Thứ ba, thực phẩm phải được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Người tiêu dùng tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng hóa không có nhãn mác.
Khi mua hàng người tiêu dùng cần yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn (đối với hàng hóa có giá trị trên 200 đồng đồng) hoặc phiếu tính tiền hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa và lưu giữ để có thể sử dụng trong khiếu nại, phản ánh về hàng hóa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Thiết bị tạo nước từ trường gây tranh cãi về tác dụng cho sức khoẻ? Máy lọc nước của Koro có giá gần 17 triệu đồng xuất hiện trong chương trình Shark Tank để gọi vốn đầu tư. |
Fitch: Người Việt ngày một giàu có và sẵn sàng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe Trong xu thế người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm dành cho sức khỏe, ngành kinh doanh các sản phẩm bánh ... |
100% người dân Hà Nội sẽ được khám sức khoẻ trong quý II/2024 Để quản lý sức khỏe người dân thực chất hơn, ngành Y tế Hà Nội cam kết triển khai khám sức khỏe cho 100% người ... |