Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Ảnh minh họa: NGUYỄN LUẬN. |
Độ tuổi nghỉ hưu lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, hiện nay mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên. Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng.
Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo BHXH Việt Nam, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:
Thứ nhất, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Thứ hai, số tháng lẻ chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH nêu rõ, các trường hợp không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu không bao gồm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được cơ quan bảo hiểm xã hội bảo lưu.
Quy định về rút BHXH 1 lần. Đồ họa: N.L. |
Người lao động được hưởng mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu thế nào? Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, ... |
Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không? Hiện nay, không ít người băn khoăn khi đang hưởng lương hưu mà đi làm thì có bị cắt lương hưu và các chế độ ... |
Theo quy định mới nhất, lao động nữ hưởng chế độ thai sản năm 2024 thế nào? Khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, mức hưởng thai sản 2024 đối với lao động nữ cũng sẽ thay đổi. |