Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch “chính chủ” theo Quyết định 2345

24/06/2024 10:08 Phát triển bền vững Trung Nghĩa
Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank là ngân hàng đầu tiên đã áp dụng 100% Quyết định 2345 (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày QĐ có hiệu lực tới hơn 10 ngày.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch “chính chủ” theo Quyết định 2345

Ngân hàng duy nhất cho phép cập nhật khuôn mặt đa kênh 24/7

Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023 triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ sắp đi vào hiệu lực, đồng nghĩa với việc giao dịch của khách hàng - nhất là các giao dịch lớn (từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày) đều được bảo vệ nghiêm ngặt hơn bởi đều phải do “chính chủ” tài khoản thực hiện. Nỗi lo bỗng nhiên “bốc hơi” một số tiền lớn trong tài khoản mà người dùng không thao tác được giảm thiểu. Tuy nhiên, việc lấy mẫu khuôn mặt cũng có thể mang đến một chút khó khăn trong thao tác khi khách hàng phải sử dụng điện thoại của mình để đọc chip NFC trên căn cước công dân (CCCD).

Nhằm đảm bảo tất cả khách hàng đều cập nhật được khuôn mặt trước ngày 1/7, TPBank liên tục truyền thông, hướng dẫn kèm các minh họa cụ thể để khách hàng có thể tự thao tác và thực hiện. Nếu khách hàng không tự thao tác được, TPBank sẵn sàng đa dạng kênh hỗ trợ, song song với App TPBank là LiveBank 24/7 với các tư vấn viên hỗ trợ ngày đêm, quầy giao dịch truyền thống với các thiết bị đọc chip chuyên dụng, hay các chuyên viên khách hàng đến tận nơi để chăm sóc và hỗ trợ khách hàng thao tác.

Với hầu hết các ngân hàng, khi không thể cập nhật khuôn mặt trên môi trường online, khách hàng cần ra quầy giao dịch truyền thống vào giờ hành chính để được giao dịch viên hỗ trợ thực hiện. Nhưng tại TPBank lại khác, ngay cả khi không muốn/không thể tới quầy vào giờ hành chính, khách hàng vẫn có thể câp nhật khuôn mặt tại LiveBank 24/7 với tư vấn viên hỗ trợ từ xa vào mọi thời điểm trong ngày. Với gần 500 điểm giao dịch, chủ yếu ở các thành phố lớn - nơi tập trung đông đảo khách hàng, LiveBank 24/7 là kênh hỗ trợ hữu hiệu khi khách hàng không tự mình cập nhật được khuôn mặt qua kênh online.

Ngay cả với các khách hàng lớn tuổi, không rành về công nghệ cũng không gặp bất cứ khó khăn nào khi thao tác. Bác Hoàng Nam (56 tuổi; ở Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sau mấy lần tự làm nhưng tôi không cung cấp được khuôn mặt cho ngân hàng qua app, được con trai hướng dẫn xuống LiveBank 24/7 ngay gần khu nhà tôi sinh sống, tôi đã cập nhật được ngay và còn được nhân viên tư vấn thêm rất nhiều dịch vụ tôi có thể thực hiện tại đây một cách nhanh chóng”.

Chính thức áp dụng xác thực khuôn mặt khi giao dịch cho 100% khách hàng đã cập nhật

Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch “chính chủ” theo Quyết định 2345

Việc đi trước và triển khai áp dụng các công nghệ sinh trắc học đã bắt đầu ở TPBank từ những năm 2017 - 2018, khi TPBank tiên phong trong việc thu thập các dữ liệu sinh trắc học của khách hàng tại LiveBank 24/7, cho phép khách hàng sử dụng khuôn mặt/vân tay để xác thực các giao dịch. Phương thức giao dịch với khuôn mặt/vân tay/giọng nói một cách tiện lợi đã trở thành dấu ấn của TPBank với thị trường và là thói quen yêu thích của khách hàng khi sử dụng nhiều dịch vụ số của ngân hàng Tím. Điều này càng lý giải sự thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong triển khai xác thực theo Quyết định 2345 với các khách hàng TPBank.

Và ngay khi QĐ này được công bố cuối năm 2023, TPBank lập tức chuẩn hóa và thực hiện bổ sung các quy định về việc thu thập/xác thực sinh trắc học bằng việc bổ sung giải pháp đọc NFC lấy thông tin từ CCCD được phát hành bởi Bộ Công an (BCA) để so khớp với Cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học cũ. Bắt đầu thu thập và chuẩn hoá dữ liệu từ đầu tháng 4/2024, trung bình mỗi ngày có trên dưới 10 ngàn mẫu khuôn mặt và CCCD được cập nhật vào kho dữ liệu của TPBank từ tất cả các kênh (Mobile Banking, Internet Banking, Quầy và LiveBank 24/7).

Nhờ chiến lược tập trung cùng nền tảng công nghệ hiện đại, sẵn sàng kết nối hệ thống, TPBank đã nhanh chóng đồng bộ quy trình để vừa thu thập dữ liệu khách hàng, vừa đảm bảo vận hành với khối lượng giao dịch cao hàng ngày. Ngày 20/6 vừa qua, TPBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tuân thủ áp dụng 100% QĐ 2345 trong các giao dịch giá trị cao với tất cả khách hàng, sớm trước 10 ngày so với ngày QĐ có hiệu lực (1/7/2024).

Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch “chính chủ” theo Quyết định 2345

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Bảo vệ khách hàng sớm nhất, tối đa nhất luôn là mục tiêu được chúng tôi đặt lên hàng đầu song song với việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng ngày càng cao. Nhận thức được tầm quan trọng của QĐ 2345 mang lại những giá trị tích cực cho cả ngân hàng và khách hàng, với hệ thống sẵn có, TPBank đã nhanh chóng dồn lực thực hiện theo chuẩn của QĐ để đảm bảo tính an toàn của tài khoản khách hàng ở mức cao hơn nhanh nhất có thể”.

Trước khi có QĐ 2345, các yếu tố xác thực chỉ thường dừng lại ở các phương thức xác thực (PTXT) truyền thống như OTP, SmartOTP hay chữ kí/pin thẻ… PTXT này vẫn bị kẻ gian lợi dụng kẽ hở để lừa khách hàng (Phishing lấy số OTP, hay giả mạo danh tính/chữ kí) để lừa mất tiền.

Kể cả việc xác thực bằng FaceID cũng chỉ phụ thuộc vào các thuật toán so khớp mẫu khuôn mặt trên thiết bị điện thoại cá nhân mà không đảm bảo chính khách hàng đăng ký tài khoản là người thực hiện giao dịch. Việc có Quyết định 2345 đảm bảo thắt chặt thêm phần xác thực bằng khuôn mặt đã so khớp với khuôn mặt trên CCCD đảm bảo người giao dịch là chính chủ tài khoản ngân hàng, từ đó mang lại những tác động tích cực với cả khách hàng và ngân hàng.

Cài đặt xác thực khuôn mặt tiện lợi với TPBank qua một trong những cách sau:

  • Thực hiện xác thực qua ứng dụng TPBank: Chuẩn bị CCCD gắn chip và điện thoại có hỗ trợ NFC.

Cập nhật App TPBank phiên bản mới nhất, đăng nhập APP và làm theo hướng dẫn, chi tiết tại đây.

  • Thực hiện qua LiveBank 24/7: Chuẩn bị CCCD gắn chip, tới LiveBank 24/7 gần nhất và chọn “Cập nhật CCCD, khuôn mặt” và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
  • Thực hiện tại Chi nhánh và PGD: Chuẩn bị CCCD gắn chip, tới quầy giao dịch gần nhất, GDV sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện cập nhật gương mặt trên hệ thống.
Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế… Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài ...

SHB triển khai thu thập thông tin sinh trắc học theo QĐ 2345 của Ngân hàng Nhà nước SHB triển khai thu thập thông tin sinh trắc học theo QĐ 2345 của Ngân hàng Nhà nước

Từ nay, khách hàng SHB có thể đăng ký dữ liệu sinh trắc học tại điểm giao dịch của Ngân hàng trên toàn quốc hoặc ...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây với việc điều hành chính sách tiền tệ

Hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra.

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Phụ nữ ngành Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số: Đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển bền vững

Phụ nữ ngành Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số: Đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển bền vững

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu, tạo cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức đối với phụ nữ ngành Ngân hàng. Tại Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động nữ và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ để họ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động