Người dân vui mừng khi lãi suất tiền gửi rục rịch tăng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất huy động năm 2024 sẽ diễn biến thế nào? |
Ảnh minh hoạ. |
Lãi suất tiền gửi tăng ở một số kỳ hạn
Sau kỳ nghỉ Tết, lãi suất tiền gửi vẫn trong xu hướng giảm nhưng một số ngân hàng thương mại mới đây điều chỉnh tăng trở lại ở mức từ 0,1-0,4%/năm.
Cụ thể, tại ACB điều chỉnh tăng 0,1-0,3% ở các kỳ hạn, lên cao nhất 4,8%/năm kỳ hạn 12 tháng và mức gửi từ 5 tỷ đồng kỳ hạn này lên 5%/năm. Thậm chí, HDBank đang áp dụng lãi suất tiền gửi 8,1%/ năm dành cho khách hàng gửi số tiền tối thiểu 300 tỷ đồng tại kỳ hạn 13 tháng; tiền gửi dưới 300 tỷ đồng, mức lãi suất tối đa có thể được hưởng là 5,7%/năm…
Mới đây, vào ngày 23/2, Sacombank cũng điều chỉnh tăng 0,2-0,4% ở các kỳ hạn tiền gửi 1-5 tháng, lên cao nhất 3,6%/năm.
Tương tự, Techcombank vừa tăng 0,2%/năm lãi suất huy động 6 tháng lên cao nhất 3,3%/năm và gửi trực tuyến cao nhất 3,5%/ năm. Lãi suất niêm yết cao nhất tại Techcombank là 5%/năm dành cho khách hàng gửi tối thiểu 3 tỷ đồng với kỳ hạn từ 12 tháng.
Tuy nhiên có thể thấy, mặt bằng chung lãi suất huy động vẫn ở mức thấp và xu hướng là ổn định.
Lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Đến 31/1/2024, lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm; lãi suất cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,25%/năm so với cuối năm 2023. Số liệu trên được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 tổ chức sáng 20/2.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định đến thời điểm này, các mức lãi suất điều hành vẫn được giữ nguyên nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất sẽ được điều hành phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. NH Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, ngay từ đầu năm 2024, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng.
NHNN xác định điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; nghiên cứu đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng.
Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
NHNN cũng đã có công văn ngày 7/2/2024 yêu cầu TCTD tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, của NHNN về vấn đề lãi suất và báo cáo tình hình công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân…
Cập nhật gần nhất của NHNN đến ngày 22/2, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khi kỳ hạn qua đêm giảm còn 3,85%/năm, kỳ hạn 1 tuần giảm còn 3,79%/năm. |
Lãi suất huy động liên tục đi xuống trong thời gian qua |
Tiền gửi ồ ạt chảy vào ngân hàng mặc lãi suất hạ, riêng quý IV tăng hơn 800.000 tỷ Trong năm 2023, mức tiền gửi của của cư dân và các tổ chức kinh tế tăng cao nhất trong hàng chục năm gần đây, ... |
Ngân hàng nào cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi nhất hiện nay? Lãi suất mua nhà hiện nay đã được đẩy xuống mức thấp kỷ lục, trong đó lãi suất thấp nhất chỉ còn 5,9%/năm. |
Các ngân hàng tiếp tục rà soát để cho vay dự án nhà ở xã hội, thương mại giá thấp Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước ... |