Phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam điểm đến 2022, dự kiến mục tiêu 2023

30/09/2022 12:02 Tư vấn chính sách KHÁNH PHƯƠNG
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%) tạo đà quan trọng cho các năm tiếp theo...

Sáng 30/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp thẩm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch năm 2023.

6 CHỈ TIÊU VƯỢT KẾ HOẠCH

Theo báo cáo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông trình bày, ước cả năm dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao.

Tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%) tạo đà quan trọng cho các năm tiếp theo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch 5 năm 2021-2025, ông Đông nhấn mạnh.

Ông Đông cho biết thêm là mức 8% là dự kiến mới được nâng lên, trên cơ sở GDP quý 3 là 13,67%, 9 tháng 8,83%.

Báo cáo đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, đà phục hồi tăng trưởng 9 tháng được thể hiện rõ nét ở cả ba khu vực kinh tế, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 4,04%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44% (đóng góp 41,79%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, (đóng góp 54,17%). Sự phục hồi và phát triển kinh tế giữa các vùng, miền và địa phương khá đồng đều.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được đánh giá điều hành phù hợp để kiềm chế lạm phát, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong tình hình các nền kinh tế lớn biến động rất mạnh.

Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Từ đầu năm 2022 (đặc biệt là từ tháng 3 trở lại đây), trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối tài sản với tốc độ nhanh và mạnh; USD tăng giá trên thị trường thế giới, nhiều đồng tiền mất giá lớn so với USD; cung cầu ngoại tệ khó khăn đã gây áp lực lên thị trường ngoại tệ, tỷ giá chịu áp lực tăng mạnh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp bán ngoại tệ để bổ sung nguồn cung cho thị trường, ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời linh hoạt điều hành thanh khoản VND trên thị trường tiền tệ để góp phần giảm sức ép mất giá lên VND, qua đó góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.

Tỷ giá VND/USD trong 9 tháng đầu năm tăng khoảng 2,87% so với cuối năm 2021 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đồng tiền của nhiều nền kinh tế khác mất giá mạnh. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHNN tiếp tục điều chỉnh, tăng hợp lý các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; chỉ đạo TCTD giảm chi phí hoạt động để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Mặc dù chịu nhiều tác động tổng hợp từ diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước; từ đầu năm đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong nước chỉ tăng nhẹ. Thanh khoản thị trường tiền tệ được đảm bảo, sẵn sàng cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; đáp ứng đủ, kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. NHNN bám sát vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội, Chính phủ, đã định hướng tăng trưởng tín dụng 14% (có điều chỉnh phù hợp diễn biến, tình hình thực tế). Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Đến ngày 14/9/2022, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 10,27% so với cuối năm 2021.

DỰ KIẾN 15 CHỈ TIÊU CHO NĂM 2023

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kế hoạch năm 2023 có 15 chỉ tiêu.

. Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.

. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD.

. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%.

. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,0 - 6,0%.

. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt khoảng 26,2%.

. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%.

. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 - 1,5%.

. Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 12 bác sĩ/1 vạn dân.

. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt khoảng 32 giường bệnh/1 vạn dân.

. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 93,2%.

. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 78%.

. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt khoảng 94,71%.

. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt khoảng 91%.

Về các cân đối lớn, theo báo cáo, cân đối tích lũy - tiêu dùng được dự tính quy mô GDP đạt khoảng 10,30 - 10,41 triệu tỷ đồng, tiêu dùng cuối cùng bằng khoảng 66,2% GDP, tỷ lệ tích lũy tài sản bằng khoảng 33,8% GDP.

Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN): Dự toán thu NSNN đạt 1.612,96 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7% GDP, riêng huy động từ thuế và phí đạt 13,3% GDP. Dự toán chi NSNN đạt 2.073,46 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 33,6%. Bội chi NSNN 460,5 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 4,47% GDP, tăng khoảng 87,6 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2022.

Cân đối xuất, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 795 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2022; trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 398 tỷ USD, tăng trên 8% so với năm 2022. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 dự kiến xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.

Cân đối về điện: Tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mái nhà) năm 2023 dự kiến đạt 76.139 MW, tăng 3,99% so với năm 2022; sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2023 dự kiến đạt khoảng 300,03 -310,603 tỷ kWh, tăng 8,9 - 12,7% so với năm 2022.

Cân đối lương thực: Sản lượng lúa cả năm đạt khoảng 43,19 triệu tấn, tăng 0,36% so với năm 2022; sản lượng ngô đạt khoảng 4,2 triệu tấn, giảm khoảng 3,02%. Sản lượng thịt hơi đạt gần 7,27 triệu tấn, trong đó sản lượng thịt lợn đạt khoảng 4,5 triệu tấn, tăng khoảng 3,6%. Sản lượng sữa tươi đạt khoảng 1,25 triệu tấn, tăng khoảng 8,3%. Sản lượng trứng đạt khoảng 19,1 tỷ quả, tăng khoảng 4,6%. Sản lượng thủy sản nuôi khoảng 8,74 triệu tấn, tăng khoảng 1,5%, trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt khoảng 5,16 triệu tấn, tăng khoảng 3,2%; sản lượng thủy sản đánh bắt đạt khoảng 3,59 triệu tấn, giảm khoảng 3,5%.

Các tin khác

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã thông báo về việc mở bán nhà ở xã hội tại Khối nhà A, B thuộc dự án Chung cư cho người thu nhập thấp tại khu dân cư An Trung 2 với số lượng 633 căn.
Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Ngày 29/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, với 96,44% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực 5 năm, hứa hẹn gỡ bỏ rào cản, khơi thông nguồn lực, mang cơ hội nhà ở ổn định đến hàng triệu người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước.
Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Việc đảm bảo chỗ ở ổn định cho người dân, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp, luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội ra đời với kỳ vọng lớn, song thực tế triển khai vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Theo Prudential, đây là giải pháp bảo hiểm nhân thọ trọn đời với giá trị bảo vệ được tối ưu hóa trên phí đóng đáp ứng khả năng tài chính, giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tích lũy dài hạn.
Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/04/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đã tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024 và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025. Giải Đặc biệt đã được trao cho tác phẩm Ngành bảo hiểm và câu chuyện chữa lành “vết thương” niềm tin (tác giả Hương Giang - Thời báo Ngân hàng).
Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 - 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng 11.300 căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Với bao nhiêu người trong chúng ta, sau một ngày làm việc vất vả, điều mong mỏi nhất là được trở về một nơi gọi là nhà. Một căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp hay một góc nhỏ trong căn nhà thuê đông đúc, chỉ là nơi ta ngả lưng. Sâu thẳm trong tim, ai cũng ấp ủ giấc mơ về một mái nhà của riêng mình, nơi ta thực sự thuộc về, nơi con cái có không gian vui chơi, vợ chồng an tâm vun đắp hạnh phúc….
Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Lễ khởi công xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tham gia tài trợ 07 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn của địa phương để xây dựng trường.
Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Mặt bằng chung năm nay, mức tiền lương, tiền thưởng Tết ở các khối doanh nghiệp có tăng hơn so với năm 2024. Nhiều công ty nhận được nhiều đơn hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh khởi sắc nên lương thưởng Tết cho người lao động khấm khá hơn.
Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những mùa Tết Nguyên đán gần đây, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều chuyến xe - chuyến tàu công đoàn đưa NLĐ làm ăn xa về quê ăn Tết. Không chỉ bảo đảm an toàn tuyệt đối, các chuyến xe - chuyến tàu đó còn mang lại cảm giác ấm áp, tràn đầy tình người. Mùa Tết Ất Tỵ tiếp tục sẽ có nhiều những chuyến xe - chuyến tàu như vậy.
Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Trong không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng" đầy ý nghĩa vào ngày 18/1. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón Tết cổ truyền ấm áp.
Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" và Chợ Tết Công đoàn năm 2025, mang đến niềm vui, sự ấm áp và những món quà ý nghĩa cho hàng nghìn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh.
Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, tính chia sẻ rủi ro cao, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động (NLĐ) khi gặp rủi ro về việc làm nên cần khống chế thời gian hưởng TCTN tối đa là 12 tháng và không bảo lưu đối với thời gian đóng BHTN trên 144 tháng, góp phần đảm bảo an toàn Quỹ BHTN.
Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Không ít người lao động (NLĐ) đang băn khoăn, nếu làm việc cho đến khi nghỉ hưu, chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì khoản tiền đã đóng BHTN sẽ thế nào? NLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Với tư tưởng luôn tìm cách làm lợi nhất cho người lao động, những năm qua, BCH CĐCS Công ty PouYuen luôn thương lượng, kí thỏa ước lao động tập thể với ban giám đốc công ty với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Xem thêm
Phiên bản di động