Ông Đoàn Hồng Việt trở thành cổ đông lớn của Viettel Construction (CTR) |
Ảnh minh họa |
Thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)
Theo Nghị định 79/2024/NĐ-CP, về việc quản lý tiền lương đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định bổ sung thêm quy định sau:
Đối với công ty mới thành lập hoặc đã thành lập trước đây nhưng mới quay trở lại hoạt động, quỹ tiền lương thực hiện của công ty được xác định như sau:
Từ khi thành lập mới hoặc mới quay trở lại hoạt động cho đến hết năm tài chính liền kề năm thành lập hoặc năm quay trở lại hoạt động, quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty xác định bảo đảm tương quan chung trong Tập đoàn.
Sau thời gian quy định nêu trên, quỹ tiền lương thực hiện hằng năm được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân thực hiện tính theo chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện so với năm trước liền kề theo nguyên tắc quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP.
Trường hợp công ty lỗ thì mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ tiền lương xác định bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp lương đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và tiền lương ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trường hợp công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề thì trước khi thực hiện công ty căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định mức tiền lương bình quân, báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến, bảo đảm tương quan chung trong Tập đoàn.
Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định nêu trên, công ty phải bảo đảm: hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước. Các ngành nghề chính bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là Thiếu tướng Tào Đức Thắng (sinh năm 1973). Ông Thắng hiện cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Tăng lương cơ sở từ 1/7: Chi tiết 9 đối tượng được áp dụng Mức tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. |
Hết năm 2022, Viettel Post còn nợ phải trả liên quan đến người lao động hơn 500 tỷ đồng Tại thời điểm ngày 31/12/2022, Viettel Post còn nhiều khoản nợ tồn động liên quan đến người lao động như khoản phải trả người lao ... |
Viettel Post chi 130 tỷ đồng tiền mặt để chi trả cổ tức năm 2022 Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về phương án chi trả cổ tức năm 2022 ... |