Nợ xấu lĩnh vực bất động sản 6 tháng đầu năm tăng mạnh |
Ảnh minh hoạ |
Trong đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 855 doanh nghiệp, tăng 10,8%.
Cũng tính đến cuối tháng 8, số doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là 1.721, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022.
Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo công bố ngày 30/8 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/8, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn là hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ.
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,61 tỷ USD.
Theo nghiên cứu của bộ phận BHS R&D về thực trạng ngành môi giới tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM, số lượng sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động lên đến gần 50%. Ngoài ra, có đến 30% là hoạt động cầm chừng do không trả lương cho nhân viên bán hàng hoặc khi bán được hàng mới có lương.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng bất động sản giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Nếu tình hình khó khăn trên thị trường bất động sản tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao, VARS đánh giá.
Từ 1/9 được vay ngân hàng góp vốn, đầu tư bất động sản "chưa đủ điều kiện kinh doanh" Thay vì bị kiểm soát từ 1/9, người dân, doanh nghiệp vẫn được vay ngân hàng để góp vốn, đầu tư vào các dự án ... |