Sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng "rất đáng lo ngại"

22/05/2023 21:52 Phát triển bền vững Luân Phong
Theo cơ quan thẩm tra, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại và đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo.
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để lại dấu ấn nổi bật

Tại phiên khai mạc sáng 22/5, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo Quốc hội thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.

Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ.

“Bình quân một tháng có 19,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho các đối tác nước ngoài. Thực trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, người lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp”, Uỷ ban Kinh tế nêu.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để lại dấu ấn nổi bật. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương được quan tâm; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 38,07%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 31,18%...

Bên cạnh đó, theo ông Thanh, ngoài chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động, còn có thêm 1 chỉ tiêu không đạt mục tiêu kế hoạch là tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76%, thấp hơn mục tiêu đề ra (25,5 - 25,8%). Đáng lưu ý, cả 2 chỉ tiêu này đều phản ánh chất lượng tăng trưởng và chất lượng nền kinh tế còn hạn chế.

Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng 'rất đáng lo ngại' - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh Như Ý

Thu ngân sách nhà nước vượt 403,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 28,6%) so với dự toán. Tuy nhiên, kết quả này cũng phản ánh xây dựng dự toán quá thấp, làm bó hẹp không gian tài khóa và ảnh hưởng đến dự toán thu của năm tiếp theo.

“Đây là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Do vậy, đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN hằng năm”, Uỷ ban Kinh tế nêu.

Theo ông Thành, việc quá chú trọng kiểm soát lạm phát cũng là nguyên nhân khiến lãi suất cao trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, việc điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng được thực hiện quá chậm là những bất cập trong công tác điều hành cần rút kinh nghiệm.

“Nền kinh tế trong tình trạng thiếu thanh khoản trong khi số vốn đầu tư công chậm giải ngân tồn đọng gửi tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng thấp, lạm phát thấp, lãi suất cao là những nghịch lý, thể hiện sự bất cập trong công tác điều hành chính sách tài khóa (CSTK), chính sách tiền tệ (CSTT)”, ông Thanh nói.

Tài chính, tiền tệ xuất hiện rủi ro

Bất cập khác được cơ quan thẩm tra chỉ rõ là thị trường tài chính, tiền tệ xuất hiện rủi ro tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống; thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khó khăn; thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng.

Ông Vũ Hồng Thanh dẫn chứng, đầu tháng 10/2022, sự việc người dân xếp hàng để rút tiền khỏi Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng như yêu cầu ngân hàng này mua lại trái phiếu do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành khiến SCB rơi vào tình trạng khó khăn, NHNN đặt SCB vào kiểm soát đặc biệt.

Thị trường cổ phiếu suy giảm mạnh trong năm 2022 khi chỉ số VN-Index tại thời điểm cuối năm giảm gần 32% so với đầu năm; mức vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm 32,7% so với năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 20,2 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 24% so với năm 2021, trong đó, giá trị giao dịch bình quân Quý IV/2022 giảm còn hơn 14 nghìn tỷ đồng/phiên, không bằng một nửa so với mức gần 31 nghìn tỷ đồng/phiên trong Quý I/2022.

“Tổng giá trị phát hành cổ phiếu của công ty đại chúng năm 2022 đạt gần 91 nghìn tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2021, chủ yếu do các doanh nghiệp khó huy động vốn qua phát hành cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh”, ông Thanh cho hay.

Báo cáo dẫn chứng, năm 2022, tổng giá trị phát hành TPDN đạt hơn 257,7 nghìn tỷ đồng, giảm 64,6% so với năm 2021 trong bối cảnh phát hành mới vô cùng khó khăn do niềm tin thị trường sút giảm mạnh.

Theo cơ quan thẩm tra, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại và đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo; đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để xảy ra các vấn đề của thị trường TPDN và ngân hàng.

“Những khó khăn trên thị trường tài chính và thị trường TPDN khiến doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn và hầu như không huy động được vốn TPDN, dẫn đến thị trường bất động sản gần như “đóng băng”, ảnh hưởng trực tiếp và tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân”, ông Thanh cho hay.

Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng 'rất đáng lo ngại' - Ảnh 3.

Các đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp. Ảnh QH

"Nền kinh tế thực sự đang rất khó khăn"

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về tăng trưởng GDP Quý I/2023 rất thấp (tăng 3,32% so với cùng kỳ), đặc biệt tăng trưởng ở một số địa phương âm so với cùng kỳ.

Cơ quan thẩm tra dẫn chứng, tăng trưởng GDP Quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch COVID-19. Thêm vào đó, mức tăng trưởng này trên cơ sở nền thấp của Quý I/2022 khi nền kinh tế lúc đó vẫn đang chịu tác động bởi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19.

Cùng với đó, các trung tâm sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chính của cả nước đã có mức sụt giảm kinh tế như: Bắc Ninh -11,85%, Quảng Nam -10,88%, Bà Rịa Vũng Tàu -4,75%, Vĩnh Phúc -2,47%, Quảng Ngãi -1,07%; hoặc tăng không đáng kể như TPHCM 0,7%, Bình Dương 1,15% và Đồng Nai 3,25%, Long An 3,8%.

“Như vậy, số liệu tăng trưởng chung của Quý I cho thấy nền kinh tế thực sự đang rất khó khăn”, ông Thanh băn khoăn.

Hay như tình trạng ùn tắc đăng kiểm phương tiện giao thông trong thời gian qua cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Theo Báo cáo của Bộ GTVT, thời gian qua, cơ quan Công an các tỉnh, thành phố đã khởi tố và bắt giam hơn 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên tại 104 trung tâm đăng kiểm, nên các trung tâm này phải dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra.

Việc thiếu hụt trung tâm đăng kiểm dẫn đến tình trạng ùn ứ trong công tác kiểm định, đặc biệt là tại Hà Nội có thời điểm chỉ còn 6/31 trung tâm hoạt động; tại Thành phố Hồ Chí Minh có thời điểm chỉ còn 8/19 trung tâm hoạt động và nhiều tỉnh, thành phố khác không đáp ứng được nhu cầu kiểm định…

Trước tình hình trên, Ủy ban Kinh tế lưu ý, theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có giải pháp chính sách kịp thời. Cần chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; Chính phủ sớm có quyết sách phù hợp về việc công bố tình trạng dịch COVID-19 ở trong nước...

Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay rất đáng lo ngại Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay rất đáng lo ngại

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện ...

Toàn cảnh ngành ngân hàng quý I: Nợ xấu tăng mạnh, lợi nhuận đảo chiều sụt giảm Toàn cảnh ngành ngân hàng quý I: Nợ xấu tăng mạnh, lợi nhuận đảo chiều sụt giảm

Lợi nhuận sau thuế của toàn ngành ngân hàng (27 ngân hàng và 2 công ty tài chính trên sàn chứng khoán) đạt hơn 53.074 ...

Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược

Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với ...

Tienphong.vn

Các tin khác

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

AI nên được sử dụng như một lợi thế chiến lược của doanh nghiệp hơn là công cụ cắt giảm nhân sự

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một phương thức cắt giảm chi phí lao động. Nếu không có chiến lược hợp lý, việc sa thải hàng loạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp trong dài hạn.
“Tác giả” là ai trong kỷ nguyên AI?

“Tác giả” là ai trong kỷ nguyên AI?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm mờ đi ranh giới giữa con người và máy móc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Khi một bức tranh được vẽ bởi AI, một bản nhạc được sáng tác chỉ bằng vài dòng lệnh, hoặc một bài thơ được tạo ra bởi chatbot, câu hỏi then chốt được đặt ra là: Ai là tác giả thực sự?
Sáng tạo AI – Tài sản công hay sản phẩm có bản quyền?

Sáng tạo AI – Tài sản công hay sản phẩm có bản quyền?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi cách con người sáng tạo nội dung, từ hình ảnh, video đến âm nhạc và văn bản. Chỉ cần vài dòng lệnh (prompt), AI có thể tạo ra những tác phẩm ấn tượng, thu hút hàng triệu lượt xem trên các nền tảng như TikTok, Facebook hay Instagram. Nhưng điều này cũng đặt ra một vấn đề pháp lý quan trọng: “Liệu các sản phẩm nghệ thuật do AI tạo ra có được bảo hộ quyền tác giả như các tác phẩm do con người sáng tạo hay không”?
Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Xem thêm
Phiên bản di động