Người lao động được tính lương như thế nào khi công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định? |
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Tết Dương lịch 2025 (ngày 1/1/2025) rơi vào thứ Tư. |
Nếu doanh nghiệp không đảm bảo cho người lao động nghỉ 1 ngày Tết Dương lịch 2025 và hưởng nguyên lương có thể sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết.
Đây là mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Điều 98, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
- Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 có thể được hưởng lương ít nhất bằng 400% mức lương ngày làm việc bình thường. Trường hợp, làm việc vào ban đêm ngày Tết Dương lịch 2025 sẽ được hưởng lương ít nhất 490% mức lương ngày làm việc bình thường. Đây là mức tiền lương thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho NLĐ nếu đi làm dịp lễ, tết.
Về tiền thưởng, Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
- Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải thưởng Tết Dương lịch 2025 cho người lao động. Việc có hay không thưởng Tết Dương lịch 2025 cho người lao động sẽ được quyết định dựa trên quy chế thưởng nội bộ của doanh nghiệp và tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 do Thủ tướng Chính phủ quyết định Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, dịp Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ 5 ngày. Tuy nhiên, hàng năm, dựa vào điều kiện thực tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành xin ý kiến của các bộ, ngành về số ngày nghỉ Tết Âm lịch và sau đó tham mưu cho Thủ tướng quyết định lịch nghỉ cụ thể. |
Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ... |
Doanh nghiệp Đà Nẵng, Quảng Nam công bố thưởng Tết, cao nhất hơn 1 tỷ đồng/người Chiều 25/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP. Đà Nẵng và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam đã cho biết thông ... |
Yêu cầu nắm bắt kịp thời tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo ... |