Kiểm toán chỉ rõ lý do EVN lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng |
Ảnh minh hoạ. |
Nhiều vi phạm của EVN
Theo Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương cho thấy, việc quản lý, vận hành cung cấp điện của EVN và đơn vị liên quan tại cả hai nguồn chính của miền Bắc là thủy điện và nhiệt điện đều có bất cập.
Cụ thể, về thủy điện (chiếm khoảng 29% cơ cấu nguồn), việc EVN chỉ đạo định hướng hạ mực nước các hồ cuối năm 2022 và huy động đầu năm 2023 gây ảnh hưởng tới điều tiết nước cho phát điện mùa khô 2023. Việc vận hành này được đánh giá chưa sát thực tế thủy văn khi dự báo lưu lượng nước về giảm 20-40% so với trung bình nhiều năm.
Theo báo cáo của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), đến cuối 2022, sản lượng huy động từ nguồn này đạt gần 13 tỷ kWh, giảm 2,1 tỷ kWh so với mức nước dâng bình thường và thấp hơn 1,5 tỷ kWh kế hoạch 2022. Trong đó, miền Bắc thiếu 1,26 tỷ kWh.
Tháng 3/2023, sản lượng các hồ thấp hơn 563 triệu kWh so với kế hoạch năm. Con số thiếu hụt tăng lên 765 triệu kWh vào tháng 4 do nước về giảm mạnh. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện vẫn được huy động cao trong các tháng 3, 4 và 5, dẫn tới hầu hết hồ miền Bắc, một số hồ miền Trung và Nam không đảm bảo mực nước theo kế hoạch.
Ở thời điểm miền Trung và Nam bước vào cao điểm nắng nóng, thanh tra Bộ Công Thương cho rằng, việc không huy động các nguồn điện than lớn miền Nam (Duyên Hải 2, Duyên Hải 3 và 3 mở rộng) trong thời gian đầu tháng 4 khi các diễn biến vận hành hệ thống điện biến động nhanh, dẫn tới các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu phía Bắc phải khai thác bổ sung.
Tính chung, đến hết tháng 3, điện thiếu hụt từ thủy điện là 462 triệu kWh so với kế hoạch năm, và con số này tăng lên hơn 1,63 tỷ kWh vào cuối tháng 4. Riêng miền Bắc thiếu 576 triệu kWh so với kế hoạch. Nhiều thời điểm vận hành trong tháng 5 và 6, tổng công suất có khả năng huy động của hệ thống miền Bắc chỉ hơn 17.000 MW, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, dẫn tới phải cắt điện ở các địa phương.
Nhiệt điện thiếu than, điện khí không đủ nhu cầu
Đáng chú ý, nhiệt điện - nguồn chiếm hơn 32% cơ cấu và cung ứng gần một nửa sản lượng cả nước, trong đó có miền Bắc, cũng gặp những đứt gãy khi tồn kho nhiên liệu của các nhà máy ở mức thấp. Các nhà máy thiếu than phần lớn thuộc quản lý của EVN. Chẳng hạn, Duyên Hải 1 tồn kho dưới 70%, Duyên Hải 3 tồn kho từ 67% vào cuối tháng 4 giảm xuống còn 8% vào cuối tháng 5; Hải Phòng tồn kho duy trì mức 40-50% trong 2-3 tháng; Thái Bình là 18-44% trong 4 tháng đầu năm.
Mặt khác, tồn kho than thấp cũng khiến một số nhà máy phải dừng tổ máy trong nhiều ngày. Kết luận thanh tra nêu rõ, các chủ đầu tư nhà máy chưa chấp hành nghiêm quy định của EVN về định mức than tồn kho, ảnh hưởng tới đảm bảo dự phòng vận hành nhà máy ổn định, an toàn, thông qua thiếu than cho sản xuất điện ở một số thời điểm năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Việc nhiều tổ máy gặp sự cố kéo dài, trong đó phần lớn thuộc các dự án điện thuộc TKV, PVN như Phả Lải 1, Vũng Áng 1... cũng ảnh hưởng tới cung ứng điện.
Với điện khí (chiếm hơn 9% cơ cấu nguồn điện), kết luận thanh tra cho biết, năm 2021-2022 và quý I/2023, khả năng cấp khí tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đáp ứng nhu cầu vận hành thực tế các nhà máy.
Tuy nhiên, tháng 4-5/2023 việc cấp khí không đủ nhu cầu nâng công suất tối đa các nhà máy tại cùng khung giờ cần huy động cao (16h hôm trước đến 7h sáng hôm sau) khi điện mặt trời, gió không thể phát. Nguyên nhân là lưu lượng khí theo giờ tại khu vực Đông Nam Bộ không đáp ứng đủ nhu cầu do giới hạn điều kiện vận hành kỹ thuật hệ thống khai thác, vận chuyển và cung cấp khí.
Trong một số ngày cuối tháng 5 và tháng 6, tình trạng mất điện xảy ra trên diện rộng tại miền Bắc, theo kết luận thanh tra, do thiếu nguồn cung khi nhu cầu sử dụng tăng cao.
Bên cạnh đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) dự báo nhu cầu sử dụng điện chưa sát thực tế. A0 đã dự báo phụ tải cho hệ thống điện cả nước, 3 miền năm 2021-2022 và 5 tháng đầu năm 2023 đúng quy định nhưng "chưa sát thực tế" với diễn biến nhu cầu sử dụng, thủy văn thay đổi. Cụ thể, tháng 1 dự báo chênh thực tế 7,6%; tháng 2 là 4% và tháng 4 hơn 5% do nắng nóng sớm và kéo dài.
Thanh tra Bộ Công Thương cho rằng, EVN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong lập kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện mùa khô 2023. Tập đoàn này và A0 chưa tuân thủ đầy đủ quy định về lập lịch, huy động, điều tiết các nguồn điện.
A0 chậm kiến nghị EVN và cơ quan có thẩm quyền triển khai các giải pháp khẩn cấp khi diễn biến phụ tải, thủy văn thay đổi nhanh, gây ảnh hưởng cung ứng điện cho miền Bắc.
Trong khi đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng chưa làm tròn trách nhiệm giám sát, kiểm tra, và đây cũng là một phần nguyên nhân để xảy ra tình trạng thiếu điện. Trách nhiệm thuộc về Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp và Vụ Dầu khí, than.
Kiểm toán chỉ rõ lý do EVN lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng Báo cáo Tài chính hợp nhất năm 2022 đã được Deloitte kiểm toán do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố cho ... |
Kết luận thanh tra EVN chỉ ra loạt vi phạm, đề nghị xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể Sau 1 tháng thanh tra, Bộ Công Thương đã công bố kết luận chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong ... |
EVN mỗi ngày phải trả 40 tỷ đồng trả lãi vay Theo Báo cáo Tài chính kiểm toán năm 2022, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận hơn 14.504 tỷ đồng chi phí lãi ... |