Tiết kiệm chi thường xuyên, dành nguồn lực cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội
Yêu cầu triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, dành nguồn lực chi cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: VCB. |
Theo Công điện, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiếp tục điều hành chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ để thúc đẩy đầu tư, nhất là đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh đầu tư công phục vụ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi cho phép. Triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu, chi NSNN trong thời gian còn lại của năm 2023 và ngay từ những tháng đầu năm 2024.
Điều hành dự toán chi NSNN chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên nhất là trong dịp Tết nguyên đán, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,… dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định pháp luật; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi NSNN và giảm bội chi NSNN theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội.
Tập trung chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả, thị trường trước, trong và sau Tết dương lịch và Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; điều hành cung ứng và luân chuyển hàng hóa để đáp ứng nhu cầu; kiểm soát giá cả trong dịp Tết; kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giá và pháp luật khác có liên quan.
Tiếp tục chỉ đạo hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời và đúng quy định cho doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo sát, đôn đốc, hướng dẫn, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đã đề ra.
Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp, người dân phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm với nhân dân, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tích cực nộp thuế theo quy định và giữ vai trò giám sát việc thực hiện có hiệu quả Công điện này,...
Nghị quyết Quốc hội nêu rõ về thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Đồ họa: THANH TÂM. |
Áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập từ ngày 1/7/2024 Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội, từ 1/7/2024, cải cách tổng thể chính sách tiền lương, bãi bỏ tất cả các cơ ... |
Hé mở thu nhập của lãnh đạo Công ty Yến sào Khánh Hòa (SKV) Ông Nguyễn Khoa Bảo - thành viên HĐQT, Giám đốc Công ty CP Nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa (mã SKV) là người nhận ... |
Chốt thời hạn hoàn thành đề án vị trí việc làm để cải cách tiền lương Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu trước ngày 31/3/2024 các Bộ, ngành địa phương phải hoàn thành xây dựng và ban hành Đề ... |