Từ 1/7: Hàng triệu người sẽ được tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH
Hưởng lương hưu và rút BHXH 1 lần: Lựa chọn nào có lợi hơn cho người lao động? |
Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Ảnh minh hoạ. |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin chi tiết, theo đề xuất của Chính phủ lên Quốc hội, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.
Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.
Đồng thời, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
Trao đổi với TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngày 31/5 vừa qua, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 46-TTr/BCSĐ trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Trong đó báo cáo rõ các căn cứ chính trị, pháp lý, các quan điểm, nguyên tắc và xác định các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo yêu cầu của Nghị quyết 27; đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo các nguyên tắc của Nghị quyết 28 và quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm sự đồng bộ.
Tuy nhiên, để thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27 thì còn những vướng mắc, bất cập. Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập (nếu thực hiện đủ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27), cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện và phải sửa đổi rất nhiều văn bản của Đảng và của pháp luật có liên quan (đặc biệt là các chính sách gắn với mức lương cơ sở).
Tăng lương hưu từ nguồn cải cách tiền lương
Việc thực hiện đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo các nguyên tắc của Nghị quyết số 28 Trung ương khóa 12 và quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm sự đồng bộ.
Để triển khai các chính sách này, Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.
Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,7 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu giúp mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 - 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.
Hiện, người hưởng lương hưu từ Quỹ bảo hiểm xã hội có mức hưởng bình quân là 5,6 triệu đồng/người/tháng; còn người hưởng lương hưu từ nguồn ngân sách Nhà nước là 4,7 triệu đồng/người/tháng.
Cải cách tiền lương từ 1/7 sẽ tác động đến tiền lương đóng BHXH như thế nào? Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cho biết dự luật giao cho Chính phủ quy định mức lương làm căn cứ ... |
Từ ngày 1/7, các chế độ bảo hiểm xã hội được tính theo mức tham chiếu? Để thay thế cho mức lương cơ sở làm căn cứ tính chế độ bảo hiểm xã hội, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã ... |
Hưởng lương hưu và rút BHXH 1 lần: Lựa chọn nào có lợi hơn cho người lao động? Mức đóng BHXH bắt buộc hiện tại là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% ... |