Từ 1/7/2024, lương bình quân chung của công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%
Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024? |
Ảnh minh hoạ. |
Từ ngày 1/7/2024, Việt Nam sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Theo đó, 3 loại lương bao gồm lương cán bộ, công chức, viên chức; lương hưu; lương tối thiểu vùng sẽ đồng loạt được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2024.
Về lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức, dự kiến tiền lương sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hằng năm tính từ năm 2025 khoảng 7%/năm.
Cụ thể, chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương, tức là tương quan giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình và mức lương tối đa hiện nay là 1 - 2,34 - 10 thành 1 - 2,68 - 12. Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay, công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù được lương mới sẽ không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương, đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27 bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.
Với thiết kế của đề án, tiền lương khu vực công sẽ tiệm cận dần và không chênh lệch với tiền lương khu vực doanh nghiệp để khu vực nhà nước có thể thu hút được nhân lực chất lượng cao với chế độ tiền lương thỏa đáng.
Để thực hiện cải cách tiền lương, theo tính toán của Chính phủ, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. |
Tăng trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2024 Cùng với việc cải cách tiền lương công chức thì lương hưu, trợ cấp BHXH cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7 tới. BHXH Việt Nam đề xuất điều chỉnh tăng thêm 8% cho người hưởng hưu trí cả khu vực công và tư; kinh phí dự kiến là hơn 8.800 tỷ đồng. Trong khi, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ít nhất lương hưu phải tăng 15%. Hiện chưa có con số chính xác về mức tăng lương hưu từ ngày 1/7, dự kiến Nghị định điều chỉnh lương hưu sẽ trình Chính phủ vào tháng 5/2024. |
Song song với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tăng lương tối thiểu vùng. Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ lương. Nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. |
Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 6%. Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7, việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng ... |