Vấn đề cấp thị thực là rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam đi Đức làm việc

27/01/2024 11:35 Truyền thông chính sách THANH TÂM
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung, rào cản lớn nhất khiến người lao động của Việt Nam khó tham gia thị trường lao động tại Đức là vấn đề cấp thị thực (VISA). Bên cạnh đó, nhiều người lao động Việt Nam chưa thể tới Đức để làm việc do một số yêu cầu chứng chỉ, kỹ năng nghề và đặc biệt là yêu cầu về ngôn ngữ.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung mới đây đã có buổi tiếp và làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Lao động và Xã hội Cộng hòa Liên bang Đức (LĐXH CHLB Đức) Hubertus Heil về một số nội dung hợp tác liên quan trong lĩnh vực lao động giữa hai quốc gia, Cổng thông tin Bộ LĐ-TB&XH đưa tin.

Phát biểu tại buổi tiếp và làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ niềm vui và đánh giá cao sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ LĐXH Hubertus Heil cũng như CHLB Đức đối với lĩnh vực lao động – việc làm của Việt Nam. “Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc của Tổng thống CHLB Đức, lao động – việc làm là lĩnh vực duy nhất được ký kết Bản ghi nhớ hợp tác chung giữa hai quốc gia, với đại diện trực tiếp là Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ LĐXH CHLB Đức”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vấn đề cấp thị thực là rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam đi Đức làm việc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thảo luận cùng Bộ trưởng Hubertus Heil. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, năm 2023, Việt Nam đã đưa hơn 150 nghìn người lao động tới các quốc gia như Hungary, Bulgaria, Canada,…Thời gian qua, Việt Nam cũng đã đưa hơn 1 nghìn điều dưỡng viên từ Việt Nam sang làm việc tại Đức. Đồng thời, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đã trực tiếp tới các cơ sở điều dưỡng ở Đức để kiểm tra, xem xét năng lực và điều kiện làm việc của các điều dưỡng viên này.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, rào cản lớn nhất khiến người lao động của Việt Nam khó tham gia thị trường lao động tại Đức là vấn đề cấp thị thực (VISA). Bên cạnh đó, nhiều người lao động Việt Nam chưa thể tới Đức để làm việc do một số yêu cầu chứng chỉ, kỹ năng nghề và đặc biệt là yêu cầu về ngôn ngữ.

Nhằm khắc phục các rào cản nêu trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, hai quốc gia cần cho phép các doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ nhau trong phạm vi có thể, trao đổi để làm rõ các nhu cầu và các điều kiện yêu cầu. Thêm vào đó, CHLB Đức cần tạo điều kiện hơn cho người lao động Việt Nam về chứng chỉ, kỹ năng nghề nghiệp và nới lỏng các điều kiện yêu cầu đối với người lao động Việt Nam được đào tạo đúng ngành nghề, phù hợp với nhu cầu của CHLB Đức.

“Ví dụ thực tế như các điều dưỡng viên sau khi được đào tạo tại các trường Đại học Y hoặc Cao đẳng Y tại Việt Nam thì khi tới Đức chỉ cần đào tạo bổ sung thêm về ngôn ngữ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gợi ý.

Chia sẻ về thị trường lao động của CHLB Đức, Bộ trưởng Bộ LĐXH CHLB Đức thông tin, hiện nay, Đức đã và đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Theo thống kê, đến năm 2025 sẽ có một số lượng lớn người lao động được sinh ra kể từ năm 1945 nghỉ hưu, khiến nhu cầu về người lao động cần thay thế đến năm 2035 của Đức là 7 triệu người.

Để tăng cường thu hút người lao động từ nhiều quốc gia khác, nhất là từ Việt Nam, vừa qua, Quốc hội Đức đã hiện đại hóa Luật Nhập cư lao động với một số cải tiến về định cư lao động mới và tương lai có thể thay đổi thêm việc công nhận các chứng chỉ ngôn ngữ cũng như các chứng chỉ nghề nghiệp có liên quan.

Ngoài ra, thời gian tới, CHLB Đức sẽ số hóa quy trình cấp thị thực (VISA) giúp giảm thời gian xử lý hồ sơ xin cấp thị thực và tăng cường quảng bá về các ngành nghề của Đức để người lao động thuận lợi xác định công việc.

Bộ trưởng Bộ LĐXH Hubertus Heil đã đề xuất với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung rằng, lãnh đạo hai Bộ cần tổ chức một Hội thảo trực tuyến giúp tăng cường khả năng thu hút người lao động từ Việt Nam tới làm việc tại Đức.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã tán thành việc tổ chức Hội thảo trực tuyến và cho rằng, đây là cơ hội để Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ LĐXH CHLB Đức có thể xác định cụ thể kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ chung cũng như thảo luận về các vướng mắc và đưa ra biện pháp tháo gỡ.

Vấn đề cấp thị thực là rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam đi Đức làm việc
Lời khuyên cho ứng viên tìm việc làm năm 2024. Đồ họa: N.L.
Hé mở 3 nước người lao động chọn đi làm việc nhiều nhất năm 2023 Hé mở 3 nước người lao động chọn đi làm việc nhiều nhất năm 2023

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là 159.986 lao động, đạt 133,3 % kế hoạch được ...

Tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản Tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản

Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản ...

Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định ra sao? Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định ra sao?

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng.

Các tin khác

Từ 7/10/2024, diện tích tối thiểu để tách thửa đất tại Hà Nội là 50m2

Từ 7/10/2024, diện tích tối thiểu để tách thửa đất tại Hà Nội là 50m2

Theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, về tách thửa đất ở tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m².
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu hụt hoặc đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu hụt hoặc đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ động xây dựng kế hoạch xăng dầu cho năm 2025 và các năm tiếp theo; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước nhân dân nếu để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Khắc phục bất cập, bảo đảm công bằng hệ thống thuế

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Khắc phục bất cập, bảo đảm công bằng hệ thống thuế

Cho ý kiến về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng của luật là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế; bảo đảm công bằng hệ thống thuế Việt Nam.
Quy định mới về các trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định mới về các trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Nghị định số 116/2024/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 17/9/2024) bổ sung một số trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào?

Sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai thì bên nhận chuyển quyền sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 liên quan đến doanh nghiệp, người lao động

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 liên quan đến doanh nghiệp, người lao động

Từ tháng 9/2024, sẽ áp dụng một loạt quy định mới về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm một thành viên; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; bảng lương người lao động trong doanh nghiệp nhà nước;…
Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì?

Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì?

Từ ngày 5/3 đến ngày 6/8/2024, Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) đã phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) tổ chức kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề cho 44.983 người lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. COLAB khuyến cáo, người lao động cần cảnh giác trước các hành vi lừa đảo như hỗ trợ để sớm được chủ sử dụng lao động lựa chọn, xuất cảnh nhanh.
Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thế nào?

Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thế nào?

Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, cơ quan BHXH đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cuối tháng 08/2024 để người hưởng được nhận chế độ ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ. Lịch chi trả cho người hưởng qua tài khoản ngân hàng của BHXH các tỉnh bắt đầu từ ngày 04/9/2024 hoặc 05/9/2024 theo phân luồng đã được thông báo, đảm bảo hoàn thành trước ngày 10/9/2024.
Cải cách tiền lương: Nghiên cứu quy định đánh giá cán bộ để trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ

Cải cách tiền lương: Nghiên cứu quy định đánh giá cán bộ để trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng theo kết quả thực thi nhiệm vụ.
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Có bắt buộc phải đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ không?

Tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Có bắt buộc phải đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ không?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Theo đó, tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải đăng ký vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ), mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Tuyển chọn 50 ứng viên đi thực tập hộ lý ở Nhật Bản, lương từ 175.000 Yên/tháng trở lên

Tuyển chọn 50 ứng viên đi thực tập hộ lý ở Nhật Bản, lương từ 175.000 Yên/tháng trở lên

Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thông báo, thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka Nhật Bản về việc việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản, đơn vị tuyển chọn ứng viên năm 2024 với số lượng 50 người.
Các cơ sở y tế của Nhật Bản mong tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam

Các cơ sở y tế của Nhật Bản mong tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ như vậy trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung diễn ra chiều 15/8, theo tường thuật của Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH.
Luật Nhà ở nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, vậy vi phạm xử phạt ra sao?

Luật Nhà ở nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, vậy vi phạm xử phạt ra sao?

Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024) quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng; tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt từ 20 - 40 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-BLĐTBXH việc điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Theo kế hoạch, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp với 6.800 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp này để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025.
8 trường hợp nhà ở không có sổ đỏ vẫn được phép giao dịch mua, bán

8 trường hợp nhà ở không có sổ đỏ vẫn được phép giao dịch mua, bán

Nghị định số 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Trong đó nêu rõ 8 trường hợp nhà ở được tham gia giao dịch khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ).
Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Tổ chức IM Japan) về Chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo kế hoạch tuyển chọn 25 thực tập sinh nữ đợt 02/2024.
Điều kiện xây dựng, mua bán chung cư mini từ 1/8/2024 được quy định như thế nào?

Điều kiện xây dựng, mua bán chung cư mini từ 1/8/2024 được quy định như thế nào?

Luật Nhà ở 2023 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, trong đó có một số quy định mới về loại hình nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê (thường gọi là chung cư mini) người dân cần biết.
Hiểu đúng về quy định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ bị giới hạn 10 lần giao dịch/năm

Hiểu đúng về quy định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ bị giới hạn 10 lần giao dịch/năm

Liên quan đến Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024, có một số ý kiến thắc mắc về việc các nhà đầu tư cá nhân, quy mô nhỏ không được giao dịch bất động sản quá 10 lần/năm và mỗi hợp đồng không quá 300 tỷ đồng. Vậy cụ thể quy định này như thế nào?
Xem thêm
Phiên bản di động