Hai doanh nghiệp bất động sản lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu trong năm 2022 |
Ảnh minh hoạ |
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% (so với cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 554 đơn vị, tăng tới 30,4%.
Hiện nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý; trong đó, phần lớn doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động... Thậm chí, nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn lớn hiện nay như: khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai dự án.
Hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO. Thậm chí, có tập đoàn giảm từ 30 - 50% lực lượng lao động...
Như Công ty H.P có trụ sở chính và 2 chi nhánh đặt tại Bình Dương, 1 chi nhánh tại TP.HCM phải thông báo đến toàn thể nhân viên việc dừng hoạt động do cạn tiền. Hay Công ty Đầu tư và Phát triển bất động sản An Thành (trụ sở đặt tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) phải đóng cửa vì kiệt quệ, lỗ chồng lỗ kéo dài, lợi nhuận không đủ trả lương và chi phí vận hành.
Ngoài ra, nhiều sàn giao dịch BĐS ở TP.HCM đã ngưng hoạt động và giải thể, như: Vieland, Goland, Kim Cúc Land, Hoàng Anh, DPV, Wonderland, Hiệp Long, Milestone Land…
Một doanh nghiệp bất động sản lớn giảm gần 1.400 nhân sự trong quý I |