Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Bộ GD&ĐT. |
Vừa qua, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc có buổi làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam Hynek Kmonicek, theo Cổng thông tin Bộ GD&ĐT.
Tại buổi làm việc, ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam Hynek Kmonicek cho biết, hiện nay Cộng hòa Séc đang thiếu 300.000 lao động.
Đại sứ Hynek Kmonicek cho rằng, nếu như hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác thì sẽ thu hút được nhiều lao động Việt Nam có chuyên môn và ngôn ngữ để sang Cộng hòa Séc làm việc, đặc biệt là ngành y tá, điều dưỡng. Cùng với đó, hai nước sẽ gắn kết hơn, cộng đồng người Việt tại Séc sẽ lớn mạnh hơn.
Trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao những thành quả hợp tác mà hai nước đã đạt được và bày tỏ biết ơn tới Chính phủ Tiệp Khắc trước đây, Cộng hòa Séc ngày nay đã hỗ trợ, đào tạo cho Việt Nam nguồn nhân lực có trình độ cao. Trong đó, khoảng 4.000 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ đã được đào tạo và trở về nước, đóng góp vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn Cộng hòa Séc xem xét khả năng giúp Việt Nam tham gia vào các chương trình học bổng đa phương của EU về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt về khoa học số, trí tuệ nhân tạo, khoa học bán dẫn,…
Tại buổi làm việc, hai bên đã thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác song phương; khuyến khích trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh; dự án hợp tác nghiên cứu chung; liên kết đào tạo, du học, đặc biệt là ngành y tá, điều dưỡng và các lĩnh vực chuyên môn khác; đẩy mạnh dạy tiếng tại Việt Nam và Cộng hòa Séc,…
Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 48.363 lao động (14.193 lao động nữ) đạt 38,69 % kế hoạch năm 2024. Trong đó thị trường Nhật Bản là 29.665 lao động (10.840 lao động nữ), Đài Loan (Trung Quốc) là 14.908 lao động (3.011 lao động nữ), Hàn Quốc là 815 lao động,...
Được biết, trong năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu đưa 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Bên cạnh đó, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động; đẩy mạnh công tác gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ để đào tạo, chuẩn bị nguồn và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài,...
Xem thêm: Công ty trừ tiền bảo hiểm xã hội nhưng không đóng, người lao động cần làm gì?
Chủ dự án Simona Heights nợ đóng bảo hiểm hơn 332 triệu đồng cho người lao động Theo công bố của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ - Quy Nhơn (chủ đầu ... |
Lọt top 10 công ty uy tín và hiệu quả, Gemadept trả thu nhập người lao động thế nào? Vừa qua, Vietnam Report đã công bố danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu ... |
Tiếp tục cảnh báo việc lừa đảo xuất khẩu lao động trên môi trường mạng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua vẫn còn tình trạng một số cá nhân, tổ chức mạo danh các ... |
Xảy ra 3 vụ tai nạn lao động ở doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam trong hơn 1 năm Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành kết luận thanh tra số 19/KL-CATLĐ ngày 16/05/2024 việc chấp hành các quy định pháp ... |
SABECO chưa chấp hành đúng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chưa phân loại đúng ... |