Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội
Cán bộ công đoàn nêu ý kiến với Thủ tướng về nhà ở công nhân Giai đoạn 2023-2025 mục tiêu của nhiều địa phương vẫn là nhà ở xã hội |
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, năm 2022 là một năm rất khó khăn với ngành Ngân hàng, tuy vậy, tỷ trọng tín dụng bất động sản (BĐS) hiện nay vẫn ở mức 21,2% và tăng trưởng đều trong những năm gần đây cho thấy cố gắng lớn của hệ thống ngân hàng vì hệ thống phải cung ứng vốn cho cả các lĩnh vực khác.
Trong năm 2023, Thống đốc khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng công cụ room tín dụng để đảm bảo tín dụng đáp ứng cho nền kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống với mức tăng trưởng dự kiến là 14-15% và có điều chỉnh tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn.
|
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo kết luận Hội nghị. Ảnh: PV |
Thống đốc chia sẻ, việc NHNN kiểm soát rủi ro đối với lĩnh vực BĐS hay chứng khoán không phải rủi ro tín dụng thuần tuý mà do nhu cầu vốn bất động sản thường là nhu cầu vốn dài hạn, giá trị lớn, nếu cho vay các dự án này bản thân các ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng không đảm bảo an toàn hoạt động, rủi ro về thanh khoản. Chính vì vậy, NHNN đặt ra quy định về kiểm soát chênh lệch kỳ hạn và rủi ro thanh khoản. Điều này phụ thuộc vào việc đáp ứng tỷ lệ đảm bảo an toàn của các Tổ chức Tín dụng (TCTD).
Trong năm 2023, Thống đốc đề nghị tất cả các đơn vị NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và các TCTD quán triệt một số chủ trương định hướng lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với TCTD, nỗ lực tối đa cắt giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu giảm lãi vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản đã hoàn thiện điều kiện về mặt pháp lý, có khả năng trả nợ. Qua đó, ngân hàng đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ngoài ra, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ, có hiệu quả cao, thực hiện các giải pháp phù hợp quy định pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, cá nhân tổ chức mua, chuyển nhượng bất động sản tiếp cận vốn như có đầy đủ điều kiện pháp lý theo quy định.
TCTD cũng cần chủ động rà soát, phân loại các dự án bất động sản đang cấp tín dụng để có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án, kịp thời có biện pháp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, các dự án phát triển khu công nghiệp, dịch vụ khó khăn tạm thời, với các dự án đang vướng mắc pháp lý không thuộc lĩnh vực ngân hàng thì yêu cầu khách hàng báo cáo các cấp có thẩm quyền chủ động báo cáo, tháo gỡ, đảm bảo thực hiện các thoả thuận hợp đồng tín dụng đã kí kết với doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà.
Đồng thời, xem xét cấp tín dụng với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà… và các đơn vị cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng thanh khoản và luân chuyển vốn của thị trường bất động sản. Chủ động kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, mục đích sử dụng vốn vay, thu nợ đầy đủ, đúng hạn, đẩy mạnh cho vay người mua nhà, thu nợ người bán nhà; kiểm soát rủi ro với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung, bất động sản đang không có nhu cầu thực, kinh doanh, có tính chất đầu cơ, làm giá bất động sản, làm lũng loạn thị trường bất động sản…
Nhấn mạnh việc nếu tín dụng tập trung vào các doanh nghiệp là sân sau với mức độ tập trung lớn sẽ rất rủi ro, Thống đốc yêu cầu các TCTD kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng và nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, cho vay chéo…
Về cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại có giải pháp tín dụng phù hợp, kịp thời báo cáo Thống đốc về những khó khăn, vướng mắc; báo cáo các Bộ, ngành địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc mang tính pháp lý, thủ tục,… làm thế nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Đối với các đơn vị thuộc NHNN, Thống đốc chỉ đạo rà soát, tổng hợp đầy đủ và nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội một cách nghiêm túc để tham mưu với ban lãnh đạo khẩn trương có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời, theo dõi sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và những vướng mắc phát sinh để báo cáo, tham mưu,... Tăng cường kiểm tra, thanh tra các ngân hàng cho vay dồn vốn cho các doanh nghiệp, tập đoàn sân sau của mình.
Đối với các doanh nghiệp BĐS, theo Thống đốc NHNN, các cơ quan điều hành sẽ phải áp dụng các chính sách vĩ mô để ổn định vĩ mô. Đôi khi những chính sách này ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đó là sự đánh đổi.
Đồng thời, dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn cũng cần hết sức chú trọng việc quản trị dòng tiền bài bản, phải có tính dự báo, nhìn xa, chủ động. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cần có các giải pháp đẩy mạnh, quản trị lại doanh nghiệp để có năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng. Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá nguồn huy động vốn, giảm phụ thuộc tín dụng ngân hàng.
“Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến nhà ở cho công nhân, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, mong rằng bản thân các doanh nghiệp tích cực tham gia phân khúc này. Bản thân NHNN cũng sẽ ưu tiên tín dụng cho phân khúc này”, Thống đốc khẳng định.
Giai đoạn 2023-2025 mục tiêu của nhiều địa phương vẫn là nhà ở xã hội Với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. TP. HCM, thành phố Hà Nội, ... |
Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân Trước tình hình thực tế, số lượng nhà ở chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, trong đó có ... |
Doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội phải vay với mức lãi suất 14%/năm Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành cho biết, hiện đang phải vay vốn đầu tư ... |