Có bỏ thu nhập đặc thù đối với cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?
Những nghị định về lao động, việc làm, tiền lương được yêu cầu hoàn thành năm 2024 Hôm nay, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng bắt đầu được điều chỉnh |
Lương viên chức giáo dục và y tế sẽ tăng cao hơn mặt bằng chung từ 1/7
Khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác. Nguồn ảnh minh họa: TTXVN. |
Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).
Theo phương án cải cách tiền lương, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Theo Cổng thông tin Chính phủ về xây dựng chính sách và pháp luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác. Bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch Covid-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sỹ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù
Thông tin thêm về lương đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo Nghị quyết 27 thì tới đây, chúng ta sẽ bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.
Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.
Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng. Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị đặc thù chia sẻ với chủ trương chung của Đảng để triển khai thực hiện cải cách tiền lương một cách hiệu quả.
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7. Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
Cải cách tiền lương: Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng thêm thu nhập? Theo đề xuất của Chính Phủ, ngoài các khoản thu nhập từ tiền lương và phụ cấp như hiện nay, sau cải cách tiền lương ... |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, trong việc thực hiện các chính sách cải cách tiền lương tới đây, quan điểm ... |
Tiền lương đóng BHXH thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong khu vực công khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 có sự ... |