Công đoàn Ngân hàng VN: Tiếp tục phát huy vai trò chăm lo, bảo vệ người lao động |
Tại cấp công đoàn cơ sở (CĐCS), sự nhiệt tâm và sáng tạo của các chủ tịch CĐCS, đã truyền giữ ngọn lửa nhiệt huyết của người lao động trong quá trình phát triển nghề nghiệp, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tối ưu hóa quyền và lợi ích cho đoàn viên người lao động
Theo thống kê của Công đoàn NHVN, đến tháng 06/2024, tổng số CĐCS trong hệ thống Công đoàn NHVN quản lý là 1.020 đơn vị với số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là 190.927 đoàn viên (chiếm 54,6% tổng lao động toàn ngành Ngân hàng). Với vai trò là một trụ cột của nền tài chính quốc gia thực hiện điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, yêu cầu đặt ra với CĐCS trong ngành Ngân hàng không chỉ cần tập trung thống nhất, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công chức, viên chức và người lao động mà còn phải thực hiện tốt vai trò tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội vì sự phát triển của doanh nghiệp, của ngành Ngân hàng.
Để thực thi được nhiệm vụ kép này, Công đoàn NHVN đã nhận thức rõ chủ tịch CĐCS là hạt nhân phát triển CĐCS. Họ là chỗ dựa, là người đứng đầu, là thủ lĩnh đại diện đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên người lao động vừa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của tổ chức công đoàn là cầu nối giữa Đảng và quần chúng, là người đồng hành cùng đoàn viên công đoàn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan đơn vị.
Từ đó Công đoàn NHVN đã tập trung công tác nhân sự, xây dựng và đào tạo đội ngũ Chủ tịch CĐCS chất lượng, có trình độ năng lực, bản lĩnh chính trị, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm năng động và sáng tạo.
Một số Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu ngành Ngân hàng. |
Các chủ tịch CĐCS cùng Ban chấp hành đã phát huy vai trò đại diện cho NLĐ chủ động phối hợp với lãnh đạo chuyên môn đồng cấp đẩy mạnh chăm lo đời sống, việc làm, chế độ, chính sách cho CBCCVCLĐ thông qua việc thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch như: Nghị quyết số 04A/NQ-BCH ngày 30/9/2019 của Ban Chấp hành Công đoàn NHVN về “Chăm lo đoàn viên, người lao động trong ngành Ngân hàng thông qua ký kết Thỏa ước lao động tập thể”; Chương trình “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động giai đoạn 2018 - 2023”, “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động giai đoạn 2018 - 2023”.
Việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được chú trọng, có nhiều nội dung, chế độ có lợi hơn cho người lao động như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ 1 ngày sinh nhật vẫn được hưởng lương; nâng cao chất lượng khám sức khỏe; chế độ cho lao động nữ có con nhỏ dưới 3 tuổi...
Hàng năm các CĐCS đã làm tốt việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán; Hỗ trợ, giúp đỡ các cán bộ, đoàn viên, người lao động trong Ngành, đối tượng gia đình chính sách, người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo…; Phối hợp với chuyên môn cùng cấp tổ chức cho đoàn viên, người lao động đi tham quan nghỉ dưỡng và nhiều hoạt động bổ ích khác để để tái tạo sức lao động. Việc nâng cao chất lượng bữa ăn ca được quan tâm, mở rộng phạm vi thực hiện, trở thành hoạt động thiết thực, thường xuyên của CĐCS tại các đơn vị với kinh phí được chuyên môn hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.
Đặc biệt trong những năm vừa qua với tác động của đại dịch Covid-19, các CĐCS đã kịp thời chủ động báo cáo cấp ủy Đảng, chuyên môn đồng cấp, căn cứ tình hình thực tế, nguồn quỹ hiện có để hỗ trợ nhằm động viên kịp thời để cán bộ, đoàn viên, người lao động tăng cường phòng chống dịch và yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết nối sức mạnh tập thể phát triển Ngành
Gắn hoạt động công đoàn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, trong những năm qua các CĐCS đã đổi mới và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục đoàn viên người lao động thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và các văn bản, quy định của Ngành. Đặc biệt, thông qua việc triển khai thực hiện “Bộ chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngành Ngân hàng”, cuộc vận động “Đoàn viên người lao động ngành Ngân hàng nói không với tiêu cực”, tuyên truyền về các tấm gương người tốt, việc tốt các CĐCS đã nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng trong giai đoạn mới, góp phần vào sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng 98% đoàn viên người lao động trong Ngành đã được tuyên truyền về các chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn, quy định của Nhà nước, Ngành. Có khoảng hơn 1.200 các cuộc thi lớn, nhỏ tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Nhà nước, pháp luật, Công đoàn với tổng số khoảng trên 1.500 ngàn lượt người tham gia.
Đặc biệt, việc Ban Chấp hành các CĐCS đã chủ động tham mưu, phối hợp với chuyên môn đồng cấp xây dựng quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; giải quyết các vấn đề khúc mắc, các tranh chấp trong lao động... bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động Bên cạnh đó là các phong trào thi đua lao động sáng tạo được tổ chức thường xuyên liên tục khơi dậy trí tuệ và nhiệt huyết nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động thực thi các kế hoạch hoạt động của đơn vị, nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Những nỗ lực của 1.020 CĐCS và các chủ tịch CĐCS đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn Ngành thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ tham mưu, quản lý, điều hành hoạt động, sử dụng có hiệu quả các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo hoạt động thanh khoản diễn ra ổn định tại các tổ chức chức tín dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với những hậu quả do dịch Covid-19 để lại đã có những tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước; Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho doanh nghiệp được dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn để tăng cường hoạt động sản xuất, kinh thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Xây dựng Công đoàn Ngân hàng Việt Nam vững mạnh vì quyền lợi người lao động Năm 2024, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã tập trung xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đồng thời kiện toàn nguồn ... |
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động Ngay từ đầu năm 2024, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã tổ chức một số hoạt động quy mô toàn hệ thống vào ... |
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam có hơn 1.000 người trả lời đúng 100% câu hỏi Công đoàn Ngân hàng Việt Nam có 1.012 người trả lời đúng 100% câu hỏi và là đơn vị đứng thứ 2 về số người ... |