CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VPD) đã mua lại trước hạn 270 tỷ đồng trái phiếu
Theo báo cáo từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023, 2 mã trái phiếu của VPD là VPDBOND_2019 và VPDBOND_2020 có kỳ hạn 3 năm và kỳ trả lãi 6 tháng.
Trong đó, với mã VPDBOND_2019 phát hành ngày 05/08/2019, giá trị phát hành là 200 tỷ đồng công ty đã thanh toán đủ lãi và gốc tại ngày 05/08/2022.
Với mã trái phiếu VPDBOND_2020 phát hành ngày 05/05/2022, giá trị phát hành 140 tỷ đồng, giá trị đang lưu hành 70 tỷ đồng, công ty đã thanh toán đủ lãi tại ngày 05/11/2022. Còn về thanh toán gốc, theo kỳ hạn đến ngày 05/05/2023 sẽ phải hoàn tất.
![]() |
Công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của VPD. |
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam được thành lập năm 2002 do 5 thành viên sáng lập gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam, CTCP Miền Đông, CTCP Chế tạo thiết bị Điện Đông Anh và CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 137 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 85,7%.
Về kết quả kinh doanh năm 2022, VPD ghi nhận doanh thu thuần đạt 681 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2021. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của VPD thu về 402 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính cũng ghi nhận tăng 33% so với năm trước. Được biết, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng do lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng và lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.
Các chi phí tài chính, lãi vay trong năm giảm, các khoản thu nhập khác từ bán chứng chỉ giảm phát khí thải khí nhà kính và thu nhập từ nhập lại kho phụ tùng sửa chữa sau kiểm kê tăng vọt khiến lợi nhuận sau thuế của VPD cũng tăng mạnh 73% so với năm 2021, đạt 284 tỷ đồng.
Năm 2022, VPD đặt kế hoạch doanh thu đạt 496 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 116 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được, VPD hoàn thành và vượt 37% doanh thu, vượt 145% lợi nhuận sau thuế.
Tính đến 31/12/2022, VPD có tổng tài sản hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền hơn 103 tỷ đồng, hàng tồn kho hơn 1.289 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính năm 2022 của VPD là dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 335 tỷ đồng, tức âm thêm 80 tỷ đồng so với kỳ trước. Dòng tiền thuần trong kỳ âm hơn 10 tỷ đồng, trong khi kỳ trước dương 73,5 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục Các vấn đề trái phiếu doanh nghiệp
Các tin khác

Nhà xe Sơn Tùng lớn nhất nhì Bình Định nợ bảo hiểm gần 2 tỷ đồng của hơn 100 lao động

Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí (PVE) nợ bảo hiểm hơn 15 tỷ đồng

CTCP May Hữu Nghị bị xử phạt vi phạm hành chính do sai phạm về thuế

Bất động sản Phát Đạt (PDR) có kế hoạch trả nợ BHXH

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt kế hoạch năm 2023

Dat Xanh Group (DXG) và công ty con (DXS) nợ bảo hiểm nhiều tỷ đồng

Phạt 92,5 triệu đồng Công ty cổ phần Bông Sen chủ loạt khách sạn ở TP.HCM

Loạt doanh nghiệp muốn giảm mức đóng bảo hiểm xã hội về như năm 2009

Sovico Group có nợ phải trả hơn 109.000 tỷ đồng nửa đầu năm 2023

Chủ thương hiệu Xe điện PEGA nợ bảo hiểm lao động hơn 1,5 tỷ đồng

Vietjet nợ bảo hiểm người lao động hơn 8,4 tỷ đồng

Dat Bike nói đơn vị sản xuất đã xin phép, từ chối cung cấp thông tin bằng chứng

Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN) nợ bảo hiểm hơn 10 tỷ đồng

Dat Bike nói gì để người không đội mũ bảo hiểm làm xiếc trong video ra mắt xe Quantum?

CTCP Tập đoàn PC1 bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gần 1 tỷ đồng

FLC tiếp tục nhận 19 quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TP Hà Nội

Ngưng thông quan đối với HDTC vì nợ thuế quá 90 ngày

Đề nghị không vinh danh, không xem xét hồ sơ đấu thầu doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm

CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc bị xử phạt do vi phạm thuế
