Cùng kinh doanh vàng, DOJI báo lãi nghìn tỷ, SJC "bèo bọt" vài chục tỷ đồng
Khu gian hàng DOJI và Thế giới Kim cương tấp nập khách mua sắm tại Hội chợ VIJF 2022 |
![]() |
Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI vừa công bố thông tin định kỳ về tài chính năm 2022. Qua đó cho thấy, năm 2022 là một năm thăng hoa của DOJI với mức lãi kỷ lục.
Báo cáo ghi nhận, lợi nhuận năm 2022 của DOJI đạt 1.017 tỷ đồng, tăng 334% so với số lãi 234 tỷ đồng đạt được năm 2021. Đây cũng là con số cao kỷ lục so với những năm trước đó, khi DOJI chỉ ghi nhận lãi sau thuế trên dưới 100 - 200 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hữu đạt 17,39%. Tỷ lệ ROE đã tăng từ 5,02% thời điểm đầu năm lên 17,39% cuối năm 2022.
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của DOJI đạt 6.361 tỷ đồng, tăng nghìn tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Hệ số nợ phải trả gần gấp đôi vốn chủ sở hữu với 1,95 lần, tương ứng tổng nợ phải trả khoảng 12.400 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của DOJI không nằm ở trái phiếu. Dư nợ trái phiếu năm 2022 đã giảm từ gần 3.900 tỷ đồng đầu năm xuống còn 636 tỷ đồng.
Cùng kinh doanh vàng bạc đá quý, trong khi DOJI lãi lớn nghìn thì SJC lại có lợi nhuận bèo bọt chỉ vài chục tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2022 SJC đạt 27.153 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 9.500 tỷ đồng so với cùng kỳ. Mặc dù, quy mô doanh thu lớn nhưng lợi nhuận sau thuế thu về lại chưa đến 49 tỷ đồng (tăng 6 tỷ đồng so với số lãi hơn 43 tỷ đồng đạt được năm 2021).
Năm 2023, SJC đặt mục tiêu doanh thu tiếp tục tăng thêm 12% lên 30.400 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng chỉ 3%, lên 71 tỷ đồng.
Được biết, Tập đoàn DOJI tiền thân là Công ty phát triển công nghệ và thương mại TTD, thành lập năm 1994. Không chỉ kinh doanh vàng bạc, giai đoạn 2009 - 2021, DOJI còn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản và ngân hàng. DOJI đã tái cơ cấu thành công Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).
Tháng 11/2014, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land được thành lập để triển khai các dự án bất động sản. Hiện tại, DOJI sở hữu khá nhiều khu "đất vàng" tại Hà Nội và TP.HCM, đơn cử như tòa nhà Doji Tower (Hà Nội), tòa nhà văn phòng Ruby Plaza (Hà Nội), Ruby Tower (TP.HCM)...
![]() |
Các tin khác

FECON và các công ty con nợ bảo hiểm người lao động

42 doanh nghiệp trong danh sách bị kiểm tra thuế năm 2023

Anh ngữ APAX, LILAMA 3, FLC và loạt doanh nghiệp nợ bảo hiểm người lao động

Tập đoàn Xuân Thiện làm ăn ra sao 6 tháng đầu năm 2023?

BHXH Quảng Nam: Đến hết 31/7/2023, Công ty Mai Đoàn còn chậm đóng hơn 2,6 tỷ là đúng

Khánh thành trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức do VPBank tài trợ tại Long An

Bộ Tài chính đề xuất 7 hành vi bị cấm trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN

Hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Chủ khách sạn TUI BLUE Nam Hội An nợ bảo hiểm người lao động hơn 2,6 tỷ đồng

Đề nghị không cho doanh nghiệp nợ bảo hiểm đấu thầu công

3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt hành chính 200 triệu đồng

Gây ô nhiễm môi trường, Công ty Green Foods bị phạt hơn 700 triệu đồng

Royal Capital Group và Vinacapital Hội An nợ bảo hiểm hàng trăm người lao động

CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) nợ thuế hơn 750 tỷ đồng

Điểm mặt 150 doanh nghiệp chậm đóng gần 11 tỷ đồng BHXH tính đến hết tháng 7/2023

Doanh nghiệp của Shark Thủy đứng đầu danh sách nợ Bảo hiểm xã hội

Cảng Đà Nẵng nợ người lao động, phúc lợi và kinh phí công đoàn hơn 81 tỷ đồng

Những doanh nghiệp nào nợ bảo hiểm xã hội nhiều nhất tại Hà Nội?

Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý người để thiếu điện
