ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ thanh tra đặc biệt EVN

06/06/2023 12:54 Bảo vệ người lao động Nhóm PV
Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi…
EVN muốn ngừng toàn bộ nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện

“Vì sao tập đoàn mẹ là EVN thì báo lỗ, nhưng các đơn vị thành viên lại có lãi? Cơ chế độc quyền có dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả, thao túng thị trường điện không?… Đề nghị Chính phủ thành lập đoàn thanh tra đặc biệt để xem xét vấn đề này”. Đây là nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên VOV.VN với ĐBQH Lê Thanh Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau.

PV: Thưa ông, tình trạng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục luân phiên cắt điện trên cả nước khiến người dân bức xúc cho rằng, việc điều hành, quản lý của EVN yếu và do cơ chế độc quyền gây ra, ý kiến của ông về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những thiết chế kinh tế trụ cột, có sứ mệnh bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có cả việc bảo đảm cung cấp điện sản xuất, cho quản lý và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng thiếu điện và cắt điện sinh hoạt của người dân xuất hiện nhiều nơi trong cả nước, các nhà máy sản xuất điện ở miền Bắc phải giảm sản xuất điện, do EVN cắt điện 50%.

Dbqh le thanh van de nghi chinh phu thanh tra dac biet evn hinh anh 1
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.

Đặc biệt, việc cắt điện sinh hoạt của người dân trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng với nhiệt độ tăng cao đang diễn ra chưa phản ánh đúng tinh thần phục vụ nhân dân là rất đáng trách. Điều này khẳng định rằng nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân của EVN không hoàn thành.

Tôi không hiểu tại sao bao nhiêu năm qua EVN vẫn không cân đối được nguồn điện, để đến mức hễ cứ vào thời kỳ cao điểm là thiếu điện, rồi cắt điện, không phát điện, trong khi lại phải nhập khẩu điện và giá điện liên tục tăng. Nếu thiếu đường truyền tải, tại sao lại không cho các DN khác (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đầu tư thêm 1 đường dây 500 kV thứ 2? Trong 10 năm qua, giá điện tăng đến 8 - 9 lần, cụ thể từ năm 2011 đến nay, giá điện đã tăng khoảng 30%, từ mức giá 1.304 đồng lên 1.920,3732 đồng. Còn từ 1/3/2009 đến nay, giá điện bình quân của EVN đã nhiều lần điều chỉnh, từ mức 948,5 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tăng gần 100% - ngang bằng mức tăng lương cơ sở của cán bộ, công nhân viên.

Từ năm 2009 đến nay giá điện đã tăng khoảng 100%, từ mức 948,5 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/kWh.

ĐBQH Lê Thanh Vân

EVN hiện nay đang trực tiếp quản lý khai thác một số nhà máy điện, như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Lai Châu và các nhà máy điện khác ở Tuyên Quang, Trị An, Ialy, Sê San…Về cơ bản, đến nay các nhà máy điện này đã hết khấu hao, không phải mất chi phí nguyên liệu đầu vào, chỉ việc khai thác và lãi nên nói lỗ là điều khó có thể chấp nhận. Nhiều ý kiến từ người dân cho rằng, việc cắt giảm điện trong lúc nắng nóng là có chủ ý của EVN nhằm gây sức ép để tăng giá điện.

Hiện nay, theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, 3/7 nhà máy điện than không chạy hết công suất do yếu tố kỹ thuật (nước lò bị nóng). Các nhà máy điện do EVN quản lý đóng góp vào tổng công suất của điện năng toàn quốc khoảng 11%, còn 12% là do EVN cổ phần hóa với các DN khác. Số điện còn lại là mua, bán điện với các tổ chức kinh tế bên ngoài, trong đó đáng kể nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Than khoáng sản. Trong cơ cấu điện năng, điện than vẫn đang chiếm 32%.

Đối với điện năng lượng tái tạo, vừa rồi họp Tổ Đại biểu Quốc hội thảo luận về KT-XH, nhiều ĐBQH cho rằng, một đất nước có thể gọi là cường quốc về điện gió và điện mặt trời, nhưng đến bây giờ tỷ trọng điện năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện chỉ chiếm khoảng 26%. Tôi không hiểu ngành điện bao nhiêu năm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho khai thác và có cả những chiến lược phát triển như thế; Với những “tài năng trẻ” thăng tiến như trên trời rơi xuống, mà bây giờ EVN luôn báo lỗ hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và điện cung ứng cho sản xuất, quản lý, tiêu dùng vẫn luôn ở trạng thái bấp bênh.

Vậy ý nghĩa là một Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của ngành điện như thế nào? Tinh thần phụng sự nhân dân như thế nào, có hoàn thành hay không? Tôi đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo làm rõ vấn đề này.

Dbqh le thanh van de nghi chinh phu thanh tra dac biet evn hinh anh 2
Nhiều ĐBQH cho rằng, có thể coi Việt Nam là một cường quốc về điện gió và điện mặt trời.

PV: Quan điểm của ông thế nào khi EVN kêu lỗ và tiếp tục đề nghị tăng giá điện lần 2 vào tháng 9 tới đây, trong khi 5 đơn vị trực thuộc EVN hiện cung cấp, phân phối điện cho 63 tỉnh, thành trên cả nước đang có hàng chục nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: EVN kêu lỗ nhưng 5 đơn vị thuộc EVN là Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) và Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) lại báo lãi. Tất nhiên là lãi so với cùng kì năm trước không cao hơn, nhưng vẫn là có lãi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao trong lúc các đơn vị thành viên có doanh số tăng, lãi tăng, trong đó có công ty gửi ngân hàng ít khoảng 4.000 tỷ đồng, công ty nhiều gửi đến 10.000 tỷ đồng, tức là số tiền gửi lên đến hàng chục nghìn tỷ và ngay cả các DN bán điện cho EVN cũng đều có lãi lớn, vậy tại sao EVN lại báo lỗ? Phải chăng đây là cách đẩy cái lỗ về cho tập đoàn mẹ và đẩy lãi về cho các đơn vị thành viên? Đây là câu hỏi lớn, rất cần có câu trả lời.

Về bản chất, EVN là DN nên bên cạnh việc trực tiếp sản xuất ra 11% sản lượng và 12% cổ phần còn lại là đi mua từ bên ngoài. Tôi nhớ không nhầm thì chênh lệch giá từ mua đến bán khoảng 30% - 37%. Đợt dịch, EVN báo lỗ vì DN hoạt động cầm chừng, nhưng bây giờ hết dịch rồi, mới cần điện phục vụ sản xuất, tiêu dùng và trong khi nền kinh tế đang khó khăn, đang rất cần năng lượng để phục hồi kinh tế, thì EVN lại cắt điện và đòi tăng giá điện. Điều này sẽ tác động rất lớn tới cả nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Kinh tế khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, nhiều hộ không dám sử dụng điện nhưng EVN vẫn đề xuất nâng giá điện. Lãnh đạo EVN có biết rằng, có biết bao người dân phải ăn cơm trong bóng tối, với nhiệt độ trong ngày là 42 độ và mồ hôi chảy ròng ròng vì thiếu điện không? Các vị nhập vai vào người dân trong điều kiện ấy bao giờ chưa?

Tôi được biết, EVN đang đầu tư thêm 2 tổ máy tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình (mở rộng) với số vốn là 9.200 tỷ hiện chưa biết hiệu quả ra sao. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tiền khả thi dự án này, đã có cảnh báo sạt lở, mực nước thủy điện ở lòng hồ Hòa Bình không đủ cho các tổ máy hiện tại hoạt động, nhưng không hiểu sao 2 tổ máy vẫn được đầu tư xây dựng? Tôi cũng được phản ánh rằng, quá trình thi công dự án này liên tục gặp sạt lở bờ sông, tác động cả đến trụ sở của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hòa Bình, phải khắc phục với hàng trăm tỷ đồng. Tôi đề nghị phải xác minh, điều tra làm rõ vấn đề này.

Trở lại câu chuyện EVN giai đoạn trước (vào khoảng năm 2014), Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về hàng loạt vi phạm của EVN, nhưng tôi nhận thấy khâu xử lý sai phạm phần lớn là giao cho Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số địa phương liên quan đứng ra xử lý trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan. Trong khi đó, theo Kết luận có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng, chẳng hạn như đầu tư ngoài ngành trái với tôn chỉ, mục đích hoạt động vượt vốn điều lệ tới hơn 45.000 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không đúng quy định hơn 1.900 tỷ đồng... rồi chỉ định thầu sai, hạch toán sai cùng rất nhiều vấn đề nhưng chỉ xử lý chiếu lệ.

PV: Từ những vấn đề trên, ông có kiến nghị gì để việc điều hành điện đảm bảo cung ứng cho sản xuất, sinh hoạt và minh bạch giá điện?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Tôi đề nghị Chính phủ phải thành lập ngay đoàn thanh tra đặc biệt, với thành phần gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét nghiêm cẩn một số vấn đề.

Một là, xem lại kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2014 về một loạt sai phạm của EVN và việc này cần phải báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xem xét lại.

Hai là, cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi.

Ba là, xem xét việc đầu tư thủy điện Hòa Bình mở rộng, làm rõ vì sao có cảnh báo sạt lở vẫn cứ làm, có phải vì thế mà lỗ không và hiệu quả như thế nào, quá trình triển khai thi công ra sao, có vi phạm pháp luật không?

Bốn là, làm rõ vì sao trong năm 2022 là năm cả nước đang thoát khỏi đại dịch, so với những năm trước đây việc sử dụng điện năng không nhiều. Thế nhưng EVN lại báo lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và đề nghị tiếp tục tăng giá vào tháng 9 tới đây.

Dbqh le thanh van de nghi chinh phu thanh tra dac biet evn hinh anh 3
Đến nay tỷ trọng điện năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện chỉ chiếm khoảng 26%.

Ngoài ra, để ngăn tránh cơ chế độc quyền, khả năng lộng hành giá và thao túng thị trường điện, tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để sớm tách EVN ra làm 2 Tổng công ty độc lập. Đó là: Tổng công ty truyền tải điện, quản lý hệ thống truyền tải 220 kV trở lên theo đúng Luật Điện lực và 1 Tổng công ty phân phối điện trên cơ sở cổ phần hóa các công ty phân phối trực thuộc Tổng công ty phân phối điện.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định cổ phần hóa các nhà máy điện hiện nay do EVN đang hạch toán phụ thuộc, để lấy tiền đầu tư cho hệ thống đường dây truyền tải, nhằm giảm áp lực về truyền tải. Tôi cùng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình xã hội hóa đối với ngành điện, để chấm dứt tình trạng độc quyền như hiện nay, bởi độc quyền sẽ dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả và thao túng thị trường điện.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9/2023: Phải làm rõ nhiều vấn đề EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9/2023: Phải làm rõ nhiều vấn đề
vov.vn

Các tin khác

Cần xử lý nghiêm các kênh Tiktok tư vấn sai, thu tiền dịch vụ bảo hiểm xã hội

Cần xử lý nghiêm các kênh Tiktok tư vấn sai, thu tiền dịch vụ bảo hiểm xã hội

Đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho rằng, trước việc tràn lan kênh Tiktok tư vấn sai, thu tiền dịch vụ BHXH khiến công nhân, người lao động có thể “tiền mất tật mang", cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước cần vào cuộc xử lý các trang mạng cung cấp thông tin sai lệch đó. Bên cạnh đó, các cấp, cán bộ Công đoàn cần phải tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức hơn nữa cho đoàn viên, người lao động để cảnh giác, ngăn ngừa hậu quả.
Tràn lan kênh Tiktok tư vấn bảo hiểm xã hội, đòi thu người lao động đến 1 triệu đồng

Tràn lan kênh Tiktok tư vấn bảo hiểm xã hội, đòi thu người lao động đến 1 triệu đồng

Trên mạng xã hội Tiktok, có nhiều kênh Tiktok được lập ra đăng tải các video tư vấn về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thai sản,...cho công nhân, người lao động. Thâm nhập vào đây, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn được cá nhân đứng sau kênh Tiktok yêu cầu đóng 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng để làm thủ tục về bảo hiểm xã hội.
Vụ công nhân đòi nợ bảo hiểm Công ty Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng: Bảo hiểm thành phố nói gì?

Vụ công nhân đòi nợ bảo hiểm Công ty Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng: Bảo hiểm thành phố nói gì?

Đến sáng nay ngày 4/4, Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng (DANATEX) vẫn chưa đóng gần 1,4 tỷ đồng tiền chậm đóng bảo hiểm cho người lao động.
DANATEX từ ăn nên làm ra, nhận nhiều giải thưởng đến việc nợ lương, bảo hiểm lao động

DANATEX từ ăn nên làm ra, nhận nhiều giải thưởng đến việc nợ lương, bảo hiểm lao động

Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng (DANATEX) có trụ sở tại Lô B, đường số 9, Khu công nghiệp Hoà Khánh, TP. Đà Nẵng đang bị gọi tên nợ lương, bảo hiểm và các chế độ khác của người lao động. Trước khi xảy ra việc này, DANATEX được biết là doanh nghiệp có lịch sử hình thành đã 47 năm, kinh doanh tốt, đạt nhiều giải thưởng danh giá. Tuy nhiên, tại lần thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2023, DANATEX đã tiết lộ việc gặp khó khăn do dịch COVID-19 xảy ra kéo dài, thị trường tiêu thụ trầm lắng lại gặp bão lũ,...
Vụ Quảng An 1 nợ đóng bảo hiểm cho người lao động: Đã chuyển hồ sơ sang tòa án

Vụ Quảng An 1 nợ đóng bảo hiểm cho người lao động: Đã chuyển hồ sơ sang tòa án

Vụ việc Chi nhánh 2 - Công ty CP công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng nợ đóng bảo hiểm cho người lao động đã được phía LĐLĐ TP. Đà Nẵng chuyển toàn bộ hồ sơ sang Tòa án nhân dân quận Hải Châu lấy ý kiến để đòi lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Người lao động nắm “lưỡi dao" khi booking căn hộ chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Người lao động nắm “lưỡi dao" khi booking căn hộ chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Luật sư, booking giữ chỗ hay đặt chỗ bản chất đó là hợp đồng đặt cọc, là hình thức huy động vốn. Khi người lao động, nhà đầu tư, hay người mua nộp tiền booking thì đối diện nhiều rủi ro. Đã xảy ra nhiều vụ việc người dân giăng băng rôn hay kiện ra tòa để nhận lại tài sản khi rơi vào vụ việc huy động vốn không đúng pháp luật.
Khuyến cáo người lao động các thủ đoạn lừa đảo tháng cao điểm quyết toán thuế

Khuyến cáo người lao động các thủ đoạn lừa đảo tháng cao điểm quyết toán thuế

Tổng Cục Thuế đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế, chiếm đoạt tài sản.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói gì về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động?

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói gì về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động?

Về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, đây là tình trạng diễn ra chủ yếu từ năm 2020 đến nay, là vấn đề phức tạp. Bộ đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức giải cứu và đưa nhiều người về nước.
Đưa các thuyền viên Việt Nam gặp nạn trên tàu True Confidence về nước sớm nhất

Đưa các thuyền viên Việt Nam gặp nạn trên tàu True Confidence về nước sớm nhất

Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Hải Phòng thông tin tới gia đình thuyền viên đã mất để chia buồn, động viên thân nhân. Bên cạnh đó, thông báo tới gia đình ba thuyền viên còn lại về tình trạng sức khỏe, đã được bố trí chỗ ăn, ở phù hợp để chờ cơ quan có thầm quyền làm thủ tục về nước trong thời gian sớm nhất.
Công ty cổ phần Bá Hải nợ đóng bảo hiểm cho lao động hơn 2,3 tỷ đồng

Công ty cổ phần Bá Hải nợ đóng bảo hiểm cho lao động hơn 2,3 tỷ đồng

Theo công bố của BHXH tỉnh Phú Yên, Công ty CP Bá Hải chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng (đã bao gồm tiền lãi chậm đóng). Số liệu chậm đóng BHXH tính đến hết ngày 29/2/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 4/3/2024.
Khởi tố 1 công ty trốn đóng bảo hiểm lao động: Gióng hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ!

Khởi tố 1 công ty trốn đóng bảo hiểm lao động: Gióng hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ!

Việc Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an cùng cấp về tội danh “Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động” đối với Công ty TNHH Thương mại Sản xuất (TMSX) Thuận Thông thật sự là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với những doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm đối với người lao động lâu nay.
Khởi tố một doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho người lao động

Khởi tố một doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho người lao động

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Phú Yên, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TP. Tuy Hòa vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cùng cấp về tội danh “Trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHYT, BHTN) cho người lao động” được quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 216 Bộ luật Hình sự đối với Công ty TNHH Thương mại Sản xuất (TMSX) Thuận Thông.
Quảng An 1 nợ bảo hiểm lao động 11,7 tỷ đồng, Công đoàn Đà Nẵng củng cố hồ sơ khởi kiện

Quảng An 1 nợ bảo hiểm lao động 11,7 tỷ đồng, Công đoàn Đà Nẵng củng cố hồ sơ khởi kiện

Tính đến hết 31/12/2023, Chi nhánh 2 - Công ty CP công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng còn số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động là 11,7 tỷ đồng. Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng (LĐLĐ) đang hỗ trợ 36 người lao động hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện Công ty ra tòa, đòi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Cảnh báo lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ, nhận quà trúng thưởng dịp Tết Nguyên đán

Cảnh báo lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ, nhận quà trúng thưởng dịp Tết Nguyên đán

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo người dân cẩn trọng trước các chiêu trò lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ, nhận quà trúng thưởng dịp Tết Nguyên đán.
Người lao động cẩn trọng khi tìm việc làm cận Tết Nguyên đán

Người lao động cẩn trọng khi tìm việc làm cận Tết Nguyên đán

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo người lao động có nhu cầu tìm việc nên cẩn trọng với các lời giới thiệu trên mạng xã hội. Người lao động cần tìm hiểu kĩ về người giới thiệu và chính sách của công ty mà đối tượng nhắc tới. Tuyệt đối không đặt cọc cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào.
Cảnh báo việc tuyển chọn trái quy định đưa người lao động đi làm việc Hàn Quốc

Cảnh báo việc tuyển chọn trái quy định đưa người lao động đi làm việc Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước cảnh báo việc thời gian qua có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc để quảng cáo, tuyển chọn trái quy định về việc đưa người lao động đi làm việc trong các ngành, nghề như giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm,...
Xử lý nghiêm các đại lý xổ số không cho người bán vé số trả lại vé không bán hết

Xử lý nghiêm các đại lý xổ số không cho người bán vé số trả lại vé không bán hết

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi ban thường trực Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam về việc chấp hành quy phạm pháp luật về kinh doanh xổ số.
Công ty Cơ điện Hà Nội nợ thuế, nợ bảo hiểm hơn 5,7 tỷ đồng, đã bị cưỡng chế hóa đơn

Công ty Cơ điện Hà Nội nợ thuế, nợ bảo hiểm hơn 5,7 tỷ đồng, đã bị cưỡng chế hóa đơn

Công ty CP Sản xuất và Dịch vụ Cơ điện Hà Nội nợ thuế 5,6 tỷ đồng, bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn. Bên cạnh đó, Công ty này còn bị Bảo hiểm xã hội Thành phố công khai nợ đóng gần 113 triệu đồng.
Thuế phạt, truy thu 1,4 tỷ đồng đối với Công ty Yến sào Khánh Hòa (SKV)

Thuế phạt, truy thu 1,4 tỷ đồng đối với Công ty Yến sào Khánh Hòa (SKV)

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Công ty CP Nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa (mã SKV), doanh nghiệp này nêu rõ một khoản tiền 1,4 tỷ đồng là khoản tiền thuế phạt, truy thu tính từ đầu năm đến cuối quý III.
Hé mở về chủ Trung tâm Xét nghiệm y khoa VSK Đà Nẵng vừa bị xử phạt

Hé mở về chủ Trung tâm Xét nghiệm y khoa VSK Đà Nẵng vừa bị xử phạt

Công ty CP Bệnh viện Đa khoa VSK miền Trung Tây Nguyên là chủ Trung tâm Xét nghiệm và chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao VSK Đà Nẵng. Trung tâm này đã bị xử phạt do nhiều vi phạm.
Xem thêm
Phiên bản di động