Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng

22/05/2024 15:45 Hàng hóa tiêu dùng Minh Nguyệt
Buổi sáng trên đường đến điểm trường Thèn Phùng - một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, trời bỗng đổ mưa như trút. Giông lốc giật mạnh khiến nhiều mái nhà và cây cối đổ ra giữa đường. Ngôi trường nhỏ xíu đã đượm màu sương gió như run rẩy trước sự cuồng nộ của thiên nhiên. Nhưng trong lớp học ấy, 47 em bé mầm non vẫn cùng cô giáo của mình bắt đầu một ngày đến lớp.
Khi cô giáo U80 dạy văn trên Tik Tok

Khi người mạnh mẽ cũng rơi nước mắt

47 bé học sinh tại điểm trường Thèn Phùng đang ở độ tuổi từ 3 – 5, đa phần các em đều là người dân tộc thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo. Cô giáo đứng lớp là cô Chu Thị Quỳnh, 32 tuổi, sinh sống tại huyện Yên Minh. 7 năm liền cô xung phong lên các trường vùng cao dạy học nhưng có lẽ Thèn Phùng là điểm khó khăn nhất mà cô từng dạy.

Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng
Các em học sinh mẫu giáo điểm trường Thèn Phùng học tập tại lớp học nhờ

“Lúc mình mới tới đây, điểm trường còn chưa có sân bê tông. Tất cả vẫn đang là sân đất. Thế rồi với sự nỗ lực của các cô và phụ huynh, mới đầu năm nay thôi trường đã có sân bê tông rồi. Mình cũng tự đi xin bạt, cũng bỏ tiền túi ra để mua các đồ trang trí cho lớp học, để các con muốn tới lớp mỗi ngày. Mình rất thương các con” – cô nói mà không kìm nổi nước mắt rơi.

Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng

Những chiếc lá được gắn cầu kì hay những bông hoa màu sắc được gấp gọn gàng đính lên trên tường chính là tình yêu thương mà cô Quỳnh dành cho đám trò nhỏ.

Ai mà nghĩ một người phụ nữ mạnh mẽ, với 5 năm liền vượt khó, vượt khổ, vượt qua những cung đường sạt lở của Yên Minh, qua những cơn giông lốc thổi bay mái nhà để đi dạy học, lại có thể dễ dàng bật khóc như vậy.

Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng
Một góc lớp học được trang trí bởi cô giáo Quỳnh

“Các con thiệt thòi lắm, dù thuộc diện được hỗ trợ bữa ăn trưa tuy nhiên do cơ sở vật chất chưa cho phép nên các cô chưa thể chuẩn bị được bữa ăn cho các con. Đồ ăn trưa bố mẹ chuẩn bị cho cũng chỉ có cơm không mà các con ăn ngon lành” – mắt cô Quỳnh lại đỏ ửng lên.

Cô cho biết các cô giáo ở Thèn Phùng cũng nhiều ngày chỉ ăn cơm không mà nhường phần thức ăn của mình cho các học trò nhỏ. “Nhưng học sinh đông quá nên cũng chỉ chia được cho mấy đứa nhỏ nhất, khó khăn nhất mà thôi” – cô nghẹn ngào.

Theo lời cô Quỳnh, lớp học nhỏ mà các em bé Thèn Phùng đang học cũng chỉ là mượn tạm của các anh chị tiểu học. Cách đó không xa là lớp học chính của các con, một căn nhà cấp 4 được xây dựng đã lâu, nay chỉ còn là một cái xác nhà xập xệ, lúp xúp, tường đã mủn, trần nhà đã rơi ra, căn phòng có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

“Lớp học các con còn không có nên mình cũng chưa dám mơ đến một căn bếp để có thể cải thiện bữa cơm cho bọn trẻ. Giờ chỉ mong có phép màu nào đó để các con không phải đi học nhờ mà thôi …” – cô Quỳnh chia sẻ.

Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng
Các lớp học mẫu giáo cũ đã xuống cấp nghiêm trọng
Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường ...

Những giọt nước mắt hạnh phúc

Thật may mắn, phép màu của sự thấu hiểu, yêu thương và chia sẻ từ cộng đồng cũng đã đến với cô và các bé trò nhỏ của điểm trường Thèn Phùng. Vượt hàng trăm cây số tới điểm trường nghèo, đại diện ngân hàng VPBank và các CBNV đang làm việc tại đây đã trao tận tay cô giáo 300 triệu đồng, một món quà có thể giúp điểm trường xây sửa lại lớp học mầm non cho tụi trẻ.

Nhận tấm thiệp yêu thương từ VPBank, nước mắt cô giáo trẻ lại rơi, nhưng lần này là vì hạnh phúc.

Giọt nước mắt của cô giáo Thèn Phùng
VPBank quyết định dành tặng số tiền 300 triệu đồng cho cô trò tại thôn Thèn Phùng để xây sửa lại các lớp học mầm non.

“Chúng tôi thật sự rất vui khi được chung tay cùng cô Quỳnh và các thầy cô giáo tại điểm trường mang đến một môi trường học tập tối hơn cho các học sinh nhỏ” - anh Đỗ Thanh Tùng, đại diện Đoàn Thanh niên VPBank chia sẻ. “Chúng tôi cũng mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa sự yêu thương và chia sẻ từ cộng đồng để có thêm nhiều hơn các điểm trường khang trang, những bữa cơm có thịt thơm ngon, đủ chất dinh dưỡng cho các em nhỏ.”

Điểm trường Thèn Phùng là một trong 51 điểm trường nghèo khó khăn đã được ngân hàng VPBank tài trợ xây mới, sang sửa, hỗ trợ học liệu, hỗ trợ bữa ăn… thông qua chương trình “Cặp lá yêu thương – Em vui tới trường” do VTV và VPBank phối hợp thực hiện. Chương trình đã nối dài những đóng góp của ngân hàng hướng tới cộng đồng và xã hội, nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” trong những năm qua với con số lên tới hơn 1700 tỷ đồng.

Từ nay cho tới hết 20/7/2024, VPBank triển khai chương trình thiện nguyện “Giao dịch VPBank – Ươm mầm thịnh vượng” nhằm chung tay cùng chương trình Cặp lá yêu thương – Em vui đến trường, giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

Theo đó, với mỗi sổ tiết kiệm gửi mới từ 300 triệu đồng hoặc giao dịch thực hiện trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện chương trình) của khách hàng, VPBank sẽ trích ra số tiền tương ứng từ 100 đồng đến 50.000 đồng để đóng góp vào Quỹ Tấm Lòng Việt. Tổng số tiền VPBank đóng góp dự kiến cho Quỹ lên tới 1,8 tỷ đồng.

Cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo được công đoàn hỗ trợ Cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo được công đoàn hỗ trợ "Mái ấm"

Hoàn cảnh khó khăn, lại mang bệnh hiểm nghèo, cô giáo Vũ Thị Thuỷ vừa được công đoàn hỗ trợ xây nhà "Mái ấm Công ...

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường ...

Khi cô giáo U80 dạy văn trên Tik Tok Khi cô giáo U80 dạy văn trên Tik Tok

Cô Ngô Thúy Trình, giáo viên dạy văn cấp 2 đã về hưu ở Ninh Bình đang gây sốt mạng xã hội với những bài ...

Các tin khác

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Theo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng do Công ty Cổ phần Thảo Dược Hà Nội sản xuất; còn Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Cao Việt Hoàng công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Vụ việc "Thực phẩm bổ sung Sữa lúa mạch Nestlé Milo" vướng phải tranh cãi lớn liên quan đến quảng cáo đã một lần nữa đặt ra câu hỏi về sự minh bạch thông tin và hiệu quả của các chế tài xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam.
Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua trên các website: https://caoviethoang.com https://caoviethoang-chinhhang.com. đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Liên tiếp các vụ sản xuất cà phê giả từ đậu nành, bắp rang và phụ gia khác bị phanh phui gần đây không chỉ là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe người tiêu dùng, mà còn lột tả một cuộc chiến không cân sức mà các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính phải đối mặt hàng ngày. Thị trường đang bị bóp méo, niềm tin người tiêu dùng bị xói mòn, và đã đến lúc cần giành lại sự trong sạch cho môi trường kinh doanh.
Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Mưa lớn liên tiếp trong 4 ngày qua đã khiến nhiều người trồng sen ở TP. Huế trong đó có một số doanh nghiệp đang bảo tồn sen trắng, sen cổ Huế chịu thiệt hại nặng nề.
Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Ba mẫu xe điện của VinFast dẫn đầu doanh số tháng 5/2025, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chuyển dịch thị trường khỏi động cơ đốt trong.
Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

Giá gạo tại Nhật Bản đang tăng phi mã, kho dự trữ quốc gia cạn kiệt, trong khi nhu cầu nội địa không ngừng leo thang.
Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo ba quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe của ba doanh nghiệp lớn. Trong số đó, sự xuất hiện của Bayer Việt Nam – chi nhánh của tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã khiến sự việc không thể “xem nhẹ”.
Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp Beautycare Expo 2025, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế IEC, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và doanh nghiệp với nhiều hoạt động nổi bật.
Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Giữa “cơn xoáy” hội nhập và cạnh tranh, thị trường dược liệu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ “sinh tử” hoặc tự tái thiết để lớn mạnh bền vững, hoặc tiếp tục “trượt dài” trong cảnh tự phát, manh mún.
Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Không chỉ là thực phẩm, trứng gà cà gai leo Sadu của Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long là kết tinh của tâm huyết, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, mang đến sản phẩm an toàn, bổ dưỡng và độc đáo cho người tiêu dùng.
Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Doanh nhân Nguyễn Tiến Luyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là với sản phẩm bưởi OCOP tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Được công nhận là sản phẩm OCOP, bánh chưng Tranh Khúc không chỉ lưu giữ hương vị truyền thống mà còn khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống mà còn khẳng định mình trên “bản đồ” nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm đông trùng hạ thảo – "thảo dược vàng".
Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Nhiều người tiêu dùng bày tỏ, việc mua sản phẩm OCOP không chỉ là ủng hộ doanh nghiệp địa phương mà còn là cách bảo vệ môi trường, bởi phần lớn sản phẩm OCOP được sản xuất theo quy trình bền vững, giảm thiểu hóa chất và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

Trong những năm gần đây, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam.
Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Ông Phan Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long, đã tạo dựng một thương hiệu vững mạnh với sản phẩm cà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Nguyễn Hoài Bắc là một doanh nhân nổi bật, người đã trải qua quá trình hành động từ một nhân viên rửa bát và bỏ báo tại Canada đến việc trở thành một ông chủ lớn với nhiều dự án kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động