TS. Lê Xuân Nghĩa: Bất động sản tạo ra "ngòi nổ" khủng hoảng kinh tế, cần cứu nhanh |
Diễn đàn quy mô lớn về lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng
Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng Bằng Sông cửu Long (ĐBSCL)” do Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng) dự kiến tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, vào ngày 10/6/2023. Với 500 đại biểu đại diện Bộ ngành, ngân hàng, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp… trong và ngoài nước tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng Bằng Sông cửu Long sẽ được tổ chức vào chiều ngày 10/6 tại Thành phố Cần Thơ |
Đây là diễn đàn về đầu tư xây dựng hạ tầng lớn nhất ĐBSCL từ trước đến nay. Đây sẽ là Diễn đàn chuyên sâu nhằm đưa ra những phân tích, báo cáo, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL; Nêu lên thực trạng, những thách thức cũng như cơ hội khu vực này về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với toàn bộ các tỉnh phía Nam…
“Hiến kế” và bàn giải pháp phát triển kinh tế ĐBSCL
Ngày 18/06/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đầu tư hạ tầng giao thông đường cao tốc sẽ góp phần phát triển kinh tế ĐBSCL (Trong ảnh: Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) |
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu đến năm 2030 của khu vực này là mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 phải đạt khoảng 6,5 - 7% /năm. Đây là cơ sở chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới để khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững toàn vùng và của các địa phương trong vùng trong thời gian tới.
Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).
Vấn đề kinh tế nổi bật tuần qua: Đề xuất cho doanh nghiệp thêm 2 năm giãn nợ trái phiếu Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng sẽ cho doanh nghiệp thêm 2 năm để giãn nợ trái ... |
Ngân hàng Thế giới: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 6,3% năm 2023 Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam mới đây công bố đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của nước ta trong năm 2023 ... |
Ngân hàng Thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với ... |