HoREA đề nghị áp dụng phương pháp hệ số K để tính tiền sử dụng đất
Vì sao lại có tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội”? |
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất , tiền thuê đất tất cả dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị, không chỉ giới hạn thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất dưới 200 tỷ đồng.
Theo đó, HoREA nhấn mạnh đến việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) của dự thảo. Hiệp hội cho rằng, hiện nay tại điều 4 dự thảo quy định 3 phương pháp định giá đất, gồm phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số K và không còn quy định phương pháp thặng dư.
Tại điểm D, Khoản 3, Điều 5 quy định phương pháp hệ số K được áp dụng để định giá đất cho trường hợp xác định giá đất của thửa đất, khu đất mà thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất dưới 200 tỷ đồng (trong các trường hợp quy định tại các điểm b và điểm d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 Luật Đất đai) và trường hợp tính tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê khi Nhà nước cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Phía HoREA cho rằng, quy định áp dụng phương pháp hệ số K trong xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giúp công thức hóa việc định giá đất, thẩm định giá đất thì Nhà nước và doanh nghiệp sẽ tiên lượng được số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án nộp vào ngân sách nhà nước. Phương pháp này cũng góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng, không làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.
Ngoài ra, phương pháp trên khắc phục được tình trạng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hiện nay đang là ẩn số tạo ra cơ chế xin - cho, tham nhũng, tiêu cực, hoặc tiềm ẩn rủi ro vướng pháp luật đối với công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ và người liên quan.
Hiệp hội nhận xét, quy định áp dụng phương pháp hệ số K đối với thửa đất, khu đất định giá kèm điều kiện có mức giá dưới 200 tỷ đồng so với bảng giá đất là chưa sát thực tiễn do đã bỏ sót rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô trên 200 tỷ đồng, thậm chí lên đến hàng ngàn tỷ đồng tại các đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội, TP.HCM.
Chưa có phương pháp định giá đất nào phù hợp để áp dụng định giá đất cho các trường hợp nói trên. Trong đó, không thể áp dụng phương pháp so sánh hoặc phương pháp thu nhập để định giá đất, nhằm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Vì vậy, việc quy định áp dụng phương pháp hệ số K đối với tất cả dự án không phân biệt thửa đất, khu đất có giá trị dưới hoặc trên 200 tỷ đồng sẽ góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng, không làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công.
Từ đó, HoREA kiến nghị, trường hợp vẫn quy định áp dụng phương pháp hệ số K đối với thửa đất, khu đất có giá trị dưới 200 tỷ đồng thì phải giữ lại phương pháp thặng dư tại Điều 4 Dự thảo Nghị định 44 để xác định giá đất cụ thể tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các thửa đất, khu đất có tiềm năng phát triển, có quy mô lớn, có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng, do không được phép áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất cho các dự án này.
Với việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị để đảm bảo hiệu quả, HoREA cho rằng cần phải có 2 điều kiện cụ thể:
Thứ nhất, phải xây dựng bảng giá đất theo tuyến đường để xác định chỉ số giá đất trong bảng giá đất là giá đất trung bình của các giao dịch nhà đất cùng loại đã thực hiện trong một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định theo thuật toán xác suất thống kê, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI); hoặc phải xây dựng bảng giá đất theo khu vực là chỉ số giá đất được xác định bằng các phương pháp định giá được pháp luật công nhận để phấn đấu trong khoảng 5 năm tới đây sẽ xây dựng được cơ sở dữ liệu giá đất đầu vào đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời theo thời gian thực.
Thứ hai, phải xây dựng được các hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp theo từng khu vực, như TPHCM chia thành 5 khu vực giá đất; hoặc theo từng loại dự án bất động sản; hoặc theo hệ số sử dụng đất của dự án… và một dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có thể được điều chỉnh bởi một hoặc một số hệ số điều chỉnh giá đất trong định giá đất để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án.
![]() |
Các tin khác

Các chuyên gia đồng loạt kiến nghị không nên bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Chuyên gia chỉ giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính

HoREA đề nghị áp dụng phương pháp hệ số K để tính tiền sử dụng đất

Thị trường bất động sản Hà Nội kỳ vọng có những tín hiệu tích cực vào cuối năm

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt

Chuyên gia dự báo diễn biến của từng phân khúc bất động sản trong thời gian tới

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Nhiều dự án của Novaland, Hưng Thịnh đang được tháo gỡ”

Thành viên Xây dựng Hoà Bình từ nhiệm, Chủ tịch viết tâm thư gửi cổ đông

Novaland có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi

Chủ tịch Novaland: Chúng tôi chấp nhận mất mát, hối tiếc đã làm tổn thương khách hàng

Đại gia Đường "bia": Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội là tư duy nhà quản lý

HoREA: TP.HCM không nên nâng cấp đường hiện hữu bằng hình thức BOT

Áp dụng cho thuê đất trả tiền hàng năm với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều bất cập

Chủ tịch Tập đoàn CEO Group: Cần có chính sách cho phép du khách miễn visa đến Việt Nam

Chủ tịch HoREA: Quy định cấp giấy chứng nhận cho condotel là tin vui đối với nhà đầu tư

HoREA: Lãi suất ưu đãi 8,2% với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao

TS Khương Kim Tạo: Đề xuất "hạ chuẩn" đăng kiểm viên hoàn toàn hợp lý

Lời khuyên của chuyên gia khi nhà đầu tư đổi trái phiếu lấy bất động sản

Ngân hàng bán bảo hiểm cần bàn biện pháp để ứng xử văn minh, đúng quy định
