Khi doanh nghiệp biết biến “nguy” thành “cơ”

07/02/2023 13:00 Góc nhìn PHẠM HUỆ - MINH ANH
Ra đời năm 2003, Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân Sao Đỏ là tổ chức tập hợp những doanh nhân hàng đầu của đất nước, nòng cốt là những doanh nhân giành được giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu (Sao Đỏ). Trò chuyện trước thềm năm mới 2023, Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ Nguyễn Tuấn Hải, cũng là Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, tỏ ra khá lạc quan. Theo ông, năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm hết sức khó khăn với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bản chất người Việt nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã quen thích ứng với khó khăn, nên đây sẽ không phải là vấn đề lớn. Cái hay của doanh nghiệp Việt là quen chịu khổ, chịu khó, luôn tìm thấy “cơ” trong “nguy”, tư duy tích cực, vì vậy NLĐ không lo không có việc làm.

PV: Thưa ông, dưới góc độ là Phó Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ, ông nhận định và đánh giá thế nào về kinh tế năm 2022 và những thách thức đối với khối doanh nghiệp trong nước thời gian tới?

Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải: Nhận định về kinh tế thời điểm này, cá nhân tôi cho rằng, cái khó hiện tại không phải ở phía doanh nghiệp mà ở phía điều hành, thực thi chính sách. Bản chất nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều thuận lợi, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng cao. Nền tảng thuận lợi là cơ bản. Có thể ví điểm rối của nền kinh tế vừa qua như điểm rối ở các nút giao thông giờ cao điểm. Mọi thành phần chen lấn, xô đẩy nhau. Cuối cùng làm cho tốc độ di chuyển bị chậm lại. Nếu luật lệ rõ ràng, mọi người tuân thủ giao thông thì tốc độ đi sẽ nhanh hơn, ít tai nạn hơn. Có thể thấy đây là câu chuyện từ hai phía, luật lệ phải rõ ràng, biển cấm phải mạch lạc, cảnh sát giao thông phải được tăng cường để mọi người có ý thức tuân thủ. Ở góc độ kinh tế là phải tăng sự giám sát của người điều hành thực thi pháp luật. Khi người tham gia giao thông có ý thức về tuân thủ, sẽ có ít tai nạn. Còn nếu để xảy ra tai nạn rồi thì có sự ùn tắc là chắc chắn.

Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ Nguyễn Tuấn Hải. Ảnh: M.A.
Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ Nguyễn Tuấn Hải. Ảnh: M.A.

Ví dụ “tai nạn” về việc buông lỏng để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp bừa bãi, không có tài sản đảm bảo như vừa qua dẫn đến việc tắc thị trường trái phiếu, khiến nhà đầu tư quay lưng. Tất nhiên không phải trái phiếu nào cũng xấu. Đây là sự cân bằng giữa câu chuyện lạm phát, trọng điểm đầu tư, tiền chảy vào đâu, và cân bằng điều chỉnh kinh tế vĩ mô của đất nước. Thời gian qua, tất cả các cơ quan, ban ngành, truyền thông đưa tin phải chặn dòng tiền vào bất động sản (BĐS), nhưng chỉ một tuần sau, lại phải đưa ra giải pháp khơi thông nguồn vốn BĐS. Nếu nhìn ở hai góc độ: Tích cực sẽ là tích cực linh hoạt, nhưng ở góc độ nào đó, kinh tế vĩ mô đang có những vấn đề cần giải quyết. Có những việc phải giải quyết mềm, từ từ. Có những việc phải có tầm nhìn dài, xây dựng chiến lược phát triển để cân bằng. Bản chất của BĐS không những là nhu cầu, mà còn là nhu cầu thiết yếu. Bởi nâng cao chất lượng cuộc sống phải bắt nguồn từ mua nhà. Trong Hiến pháp cũng nói rất rõ, mọi người dân đều có quyền có nhà ở. Chính vì vậy, phải ưu tiên cho BĐS ở mức nhu cầu rất lớn.

Hệ lụy từ việc ngăn sự phát triển của thị trường BĐS lớn, nên phải đánh giá sức ảnh hưởng của thị trường này. Nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư cũng rất quan trọng. Bởi nếu không cho nhà đầu tư mua trong nước, họ sẽ ra nước ngoài mua. Đã có làn sóng người Việt Nam đầu tư BĐS ở nước ngoài. Không nên để dòng tiền trong nước chảy ra ngoài sẽ tốt hơn. Bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả đầu tư. Nếu giải quyết được vấn đề tâm lý đầu tư thì dòng tiền sẽ ở trong nước chứ không bị đổ ra nước ngoài. Xây dựng niềm tin vào thị trường BĐS trong nước là một biện pháp để điều chỉnh lại thị trường đi đúng theo pháp luật.

Bên cạnh đó, một chủ trương rất đúng của Nhà nước là làm gì cũng phải có quy hoạch tổng thể. Quy hoạch của mỗi một địa phương sẽ gắn kết với sự phát triển của địa phương đó. Hơn nữa, quy hoạch còn gắn kết giao thông, gắn kết hạ tầng không chỉ trong phạm vi một tỉnh mà còn là liên tỉnh, liên vùng. Có thể chậm ở bước này nhưng nhanh và ổn định ở bước sau. Và việc xây dựng quy hoạch phải nhanh, nếu không dòng chảy của xã hội, nhu cầu hàng ngày sẽ lại bị tắc nghẽn và lại kéo theo hệ lụy khác.

Doanh nghiệp xã hội “Nghị Lực Sống” ra đời mang lại cơ hội việc làm không chỉ cho lao động bình thường mà cả cơ hội cho người khuyết tật. Ảnh: M.A.
Doanh nghiệp xã hội “Nghị Lực Sống” ra đời mang lại cơ hội việc làm không chỉ cho lao động bình thường mà cả cơ hội cho người khuyết tật. Ảnh: M.A.

PV: Ông đánh giá thế nào về thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp CLB Sao Đỏ? Cơ hội của NLĐ năm 2023 sẽ như thế nào, thưa ông?

Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải: Như tôi đã nói ở trên, bản chất người Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã quen thích ứng với khó khăn nên đây không phải là vấn đề lớn. Có cái hay của doanh nghiệp Việt Nam là quen chịu khổ, chịu khó, luôn phải tìm “cơ” trong “nguy”, tư duy tích cực.

Bản thân các thành viên trong CLB Doanh nhân Sao Đỏ cơ bản là những doanh nghiệp lớn, để tồn tại và phát triển đều phải trải qua nhiều thăng trầm. Nói chung, doanh nghiệp Sao Đỏ đều có tinh thần vượt khó, có khả năng thích ứng khó khăn cao hơn mức bình thường so với các doanh nghiệp khác. Tàu to mới ra biển lớn. Tàu càng to thì sức chịu đựng với bão càng tốt hơn. Khi gặp bão, kể cả các tàu to cũng phải tìm cách để tồn tại bằng cách loại bỏ những gì không thiết thực để tránh chìm. Lúc bão suy yếu sẽ vào được bờ. Ai dũng cảm dám vất bỏ thì sẽ vượt qua được khó khăn (cười).

Câu chuyện thứ hai là của nông nghiệp, giống như mình trồng lúa, đương nhiên không có nước là lúa chết. Với nền kinh tế hiện nay, chỉ có 3 dòng nước chảy vào: Ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu. Nếu ngân hàng tự nhiên siết, chứng khoán không huy động được tiền, trái phiếu cũng khó khăn thì coi như ruộng khô cằn, không sản xuất được. Ít nhất phải được 2/3 thì mới có thể tiếp tục phát triển được một cách yếu ớt. Phải đủ cả 3 dòng thì mới khỏe. Câu chuyện còn lại là chúng ta buộc phải mở cửa chính sách thì kinh tế mới chuyển theo hướng tốt được.

Riêng sản xuất, câu chuyện của kế hoạch là trụ cột quan trọng. Bởi mọi thứ phải được tính toán từ nguyên vật liệu, sản xuất, tồn kho, lưu thông. Chu trình chạy rất mạch lạc, rõ ràng. Giờ chỉ cần thít lại van tín dụng, thì từ nguyên liệu thiếu sẽ không ra được sản xuất, không có sản phẩm ngay.

Về việc làm cho NLĐ năm 2023, theo tôi, cơ hội vẫn còn nhiều, đặc biệt với khối doanh nghiệp Sao Đỏ. Đơn cử như Tập đoàn Alphanam chúng tôi, năm 2022 trong khi nhiều đơn vị phải cắt giảm nhân sự thì chúng tôi vẫn duy trì số lượng công nhân, NLĐ làm việc ngày đêm trên các công trường rải đều từ Nam ra Bắc. Số lượng NLĐ tại nhiều công ty con của Tập đoàn Eurowindow cũng được giữ ổn định trong suốt năm qua, thậm chí tăng nhẹ là ví dụ…

Lễ khởi công dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu do Tập đoàn Alphanam làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ tạo một điểm nhấn nổi bật tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Alphanam.
Lễ khởi công dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu do một thành viên của CLB Sao Đỏ làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ tạo một điểm nhấn nổi bật tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: CLB Sao Đỏ cung cấp.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, để doanh nghiệp tiếp tục giữ được việc làm, thu nhập cho NLĐ trong năm 2023, Nhà nước cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định các loại thị trường, tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực cho các động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng…, từ đó mới có thể bảo đảm duy trì ổn định, phát triển thị trường lao động an toàn, bền vững.

Cùng với đó tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chính sách hỗ trợ cho NLĐ và người sử dụng lao động với các gói hỗ trợ về chính sách tài khóa như miễn, cắt giảm thuế, lệ phí... Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng, an sinh xã hội. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Biện pháp song song đi kèm là tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại để duy trì việc làm cho NLĐ... Có như vậy chúng ta mới có thể biến “nguy” thành “cơ”, phát triển sản xuất, kinh doanh mới ổn định và NLĐ mới có việc làm.

PV: Được biết, một trong những hoạt động ý nghĩa của CLB Sao Đỏ năm qua là thành lập được một doanh nghiệp xã hội mang tên “Nghị Lực Sống”, trong đó phát động các doanh nghiệp trong CLB sử dụng khoảng 1-2% lao động là người khuyết tật và yếu thế. Ông có thể nói rõ hơn về hướng phát triển của mô hình này năm 2023?

Doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải: Đầu tiên phải nói là CLB Doanh nhân Sao Đỏ ra mắt doanh nghiệp xã hội Nghị Lực Sống với mục tiêu hỗ trợ người khuyết tật và yếu thế theo hướng thiết thực, bền vững. Công ty hướng đến mục tiêu cuối cùng không phải người khuyết tật chỉ sống bằng tình thương mà là nơi họ phát huy được những khả năng thiên bẩm. Ở đó, các doanh nhân không chỉ đóng góp bằng tài chính mà quan trọng hơn là phải khiến mô hình hoạt động kinh doanh hiệu quả, gia tăng lợi nhuận từ đồng vốn góp của cổ đông để từ đó đầu tư ngược lại cho các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật.

Siêu thị mini “0 đồng” là chương trình thiện nguyện đầy tâm huyết trong mùa dịch Covid-19 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ), Thành đoàn Hà Nội và CLB Doanh nhân Sao Đỏ. Ảnh: CLB Sao Đỏ cung cấp.
Siêu thị mini “0 đồng” là chương trình thiện nguyện đầy tâm huyết trong mùa dịch Covid-19 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ), Thành đoàn Hà Nội và CLB Doanh nhân Sao Đỏ. Ảnh: CLB Sao Đỏ cung cấp.

Thường các công ty startup bắt đầu từ con số 0, nhưng với Công ty Nghị Lực Sống được startup từ nền tảng là các doanh nhân Sao Đỏ. Chính vì thế, Nghị Lực Sống không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ một nhóm người mà sẽ lan tỏa xây dựng được mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, người yếu thế. Trước mắt, mỗi doanh nhân sẽ xây dựng các trung tâm Nghị Lực Sống ở quê hương mình. Tôi sẽ làm thí điểm đầu tiên một mô hình ở Lào Cai theo nguyên tắc chủ đầu tư và đơn vị vận hành.

Chúng ta có hơn 6 triệu người khuyết tật, người yếu thế, chiếm đến 7% dân số Việt Nam, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp xã hội điển hình trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực, hướng nghiệp và tạo việc làm cho người yếu thế, Nghị Lực Sống mong muốn xây dựng được thành mô hình chuỗi để đào tạo, tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhất. Cho nên, tôi nghĩ tốc độ phát triển sẽ rất nhanh. Dự kiến trong vòng 5 năm, chúng tôi có thể có được tối thiểu khoảng 20 trung tâm ở 20 địa phương. Khi có một số trung tâm tiêu chuẩn thành công thì chắc chắn tính lan tỏa của mô hình này sẽ mạnh hơn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lao động và công đoàn

Các tin khác

Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chương trình giao lưu trực tuyến của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giải đáp nhiều vấn đề "nóng" như bảo hiểm thất nghiệp, rút BHXH 1 lần,... đang được nhiều người lao động đặc biệt quan tâm.
Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục tăng, dự báo nguồn cung thêm 5.300ha đến 2026

Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục tăng, dự báo nguồn cung thêm 5.300ha đến 2026

Theo chuyên gia của Cushman & Wakefield, quý 3/2023, giá thuê sơ cấp trung bình của đất Khu công nghiệp (KCN) tiếp tục tăng và được ghi nhận ở mức 123 USD/m2/kỳ thuê, tăng 2,6% theo quý và tăng 10,2% theo năm. Một số chủ đầu tư KCN đã điều chỉnh giá trong khoảng 7 – 10% theo năm trong bối cảnh nhu cầu cao và diễn biến thị trường tốt.
Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng đề xuất cần có cổng thông tin nhận đặt cọc NOXH

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng đề xuất cần có cổng thông tin nhận đặt cọc NOXH

Trước nhiện trạng nhiều trường hợp người giàu lách luật để mua Nhà ở Xã hội (NOXH), ông Nguyễn Quang Văn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng cho rằng Thành phố cần có cổng thông tin nhận đặt cọc, đăng ký mua NOXH của công nhân, lao động; thu thập dữ liệu khách hàng để tiếp thị.
HoREA kiến nghị sửa Thông tư 06 để “cởi trói” tín dụng bất động sản

HoREA kiến nghị sửa Thông tư 06 để “cởi trói” tín dụng bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 06 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư được vay tín dụng thuận lợi hơn.
Chuyên gia nêu khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Chuyên gia nêu khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Góp ý kiến tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội” do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS, TS. Đinh Xuân Hạng (Học viện Tài chính) nêu nhiều vấn đề quan trọng về nội dung này.
Giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch CEO Group đưa ra đánh giá các quy định hiện hành về nhà ở xã hội và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Doanh nghiệp cần minh bạch tài chính để tăng khả năng hấp thụ vốn

Doanh nghiệp cần minh bạch tài chính để tăng khả năng hấp thụ vốn

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng, các doanh nghiệp cần phải nâng tầm trình độ về quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính… Khi các ngân hàng yên tâm về sức khoẻ của doanh nghiệp thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không từ chối cho vay.
Các chuyên gia đồng loạt kiến nghị không nên bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Các chuyên gia đồng loạt kiến nghị không nên bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Dự thảo Nghị định 44 và Thông tư 36 sửa đổi là hai văn bản chính sách quan trọng liên quan đến công tác định giá đất sắp được ban hành. Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến thời hạn trình Chính phủ Dự thảo quy định về giá đất, phương pháp định giá đất…, song đến nay, vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh đề xuất loại bỏ phương pháp thặng dư.
Chuyên gia chỉ giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính

Chuyên gia chỉ giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính

Chia sẻ tại Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV chỉ ra những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang gặp phải.
Thị trường bất động sản Hà Nội kỳ vọng có những tín hiệu tích cực vào cuối năm

Thị trường bất động sản Hà Nội kỳ vọng có những tín hiệu tích cực vào cuối năm

Savills Việt Nam đưa ra những nhận xét, đánh giá về thị trường bất động sản tại Hà Nội với những tín hiệu chuyển biến tích cực.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt

Đó là ý kiến của PGS. TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội vừa diễn ra vào sáng ngày 19/7.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Nhiều dự án của Novaland, Hưng Thịnh đang được tháo gỡ”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Nhiều dự án của Novaland, Hưng Thịnh đang được tháo gỡ”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, các dự án bất động sản của Novaland, Hưng Thịnh tại Đồng Nai, Bình Thuận đang được Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Thành viên Xây dựng Hoà Bình từ nhiệm, Chủ tịch viết tâm thư gửi cổ đông

Thành viên Xây dựng Hoà Bình từ nhiệm, Chủ tịch viết tâm thư gửi cổ đông

Một thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đã viết đơn từ nhiệm chức vụ trước một ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên.
Novaland có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi

Novaland có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi

"Hiện nay, có đến 90% chủ nợ hỗ trợ gia hạn nợ và hoán đổi, song vẫn có một số trái chủ không đồng ý nên sử dụng tài sản đảm bảo đó để thoái vốn", bà Đỗ Thị Phương Lan, Thành viên HĐQT Novaland cho biết.
Chủ tịch Novaland: Chúng tôi chấp nhận mất mát, hối tiếc đã làm tổn thương khách hàng

Chủ tịch Novaland: Chúng tôi chấp nhận mất mát, hối tiếc đã làm tổn thương khách hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Novaland tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tại Clubhouse PGA thuộc dự án NovaWorld Phan Thiet.
Đại gia Đường "bia": Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội là tư duy nhà quản lý

Đại gia Đường "bia": Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội là tư duy nhà quản lý

"Tắc lớn nhất trong triển khai nhà ở xã hội chính là ở tư duy của nhà quản lý", đó là chia sẻ của Chủ tịch Công ty Hòa Bình - Nguyễn Hữu Đường.
Áp dụng cho thuê đất trả tiền hàng năm với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều bất cập

Áp dụng cho thuê đất trả tiền hàng năm với đất thương mại, dịch vụ còn nhiều bất cập

"Sẽ không có nhà đầu tư nào yên tâm khi đầu tư các sản phẩm bất động sản trên đất cho thuê trả tiền hàng năm. Khách hàng sẽ không quyết định “xuống tiền” để mua sản phẩm chỉ cầm được “đằng lưỡi” mà không thể cầm “đằng chuôi” và điều tất yếu khi không có cầu thì cung sẽ không tồn tại", TS. LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nêu ý kiến.
Chủ tịch Tập đoàn CEO Group: Cần có chính sách cho phép du khách miễn visa đến Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn CEO Group: Cần có chính sách cho phép du khách miễn visa đến Việt Nam

Sau khi Chính phủ thống nhất đề xuất Quốc hội cấp thị thực điện tử cho tất cả các nước và kéo dài thời gian lưu trú cho du khách quốc tế, ông Đoàn Văn Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch CEO Group đã có những chia sẻ về vị trí của du lịch Việt Nam.
HoREA: Lãi suất ưu đãi 8,2% với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao

HoREA: Lãi suất ưu đãi 8,2% với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao

Hiệp hội bất động sản TP HCM cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho người vay mua nhà ở xã hội có lãi suất khoảng 8,2% vẫn rất cao so với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm áp dụng cho năm 2023 đối với người mua nhà ở xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động