TP. HCM:

Một doanh nghiệp thủy hải sản lớn có nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất việc làm

12/04/2024 14:31 Hàng hóa tiêu dùng NGUYỄN LUẬN
Theo dự thảo báo cáo gửi Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (mã APT, trụ sở ở Lô 4-6-8 Đường 1A, KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. HCM) công bố, nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất công ăn việc làm gây bất ổn xã hội nếu không có giải pháp tài chính phù hợp thời gian tới.
DANATEX từ ăn nên làm ra, nhận nhiều giải thưởng đến việc nợ lương, bảo hiểm lao động DANATEX từ ăn nên làm ra, nhận nhiều giải thưởng đến việc nợ lương, bảo hiểm lao động

Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng (DANATEX) có trụ sở tại Lô B, đường số 9, Khu công nghiệp Hoà Khánh, TP. ...

Một doanh nghiệp thủy hải sản lớn có nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất việc làm
APT cho hay, đã ổn định công việc làm cho hơn 300 lao động trong những năm qua là một nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và người lao động Công ty. Nguồn minh họa: APT.

Theo Báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty APT đã kiểm toán, đến thời điểm 31/12/2023, lỗ lũy kế của Công ty là 1.354,5 tỷ đồng, do đó đã làm âm nguồn vốn chủ sở hữu là 1.264,7 tỷ đồng (lỗ do những tồn tại cũ từ trước năm 2009).

APT có nợ phải trả quá hạn là 1.399,8 đồng, gồm: Phải trả nợ quá hạn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, trong đó 103 tỷ đồng và 5.833 lượng vàng SJC (theo tỷ giá vàng tại ngày 31/12/2023) là 538,2 tỷ đồng; nợ lãi vay (lãi vay tạm tính theo lãi suất trên hợp đồng tín dụng là 12%/năm, chưa tính lãi quá hạn) là 836,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phải trả Tổng Công ty TM Sài Gòn-TNHH MTV lãi vay vốn là 24,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty phải nộp về ngân sách Nhà nước và SATRA số tiền 28,2 tỷ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VIII.

Một doanh nghiệp thủy hải sản lớn có nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất việc làm
Người lao động APT phát biểu tại Hội nghị người lao động năm 2023. Nguồn: APT.

Theo APT, trong năm 2022, Ngân hàng Sacombank đã nộp đơn khởi kiện Công ty APT ra Tòa án nhân dân quận Bình Tân yêu cầu thanh toán nợ và yêu cầu phát mãi toàn bộ tài sản của Công ty để thu hồi nợ.

Với khoản nợ Ngân hàng Sacombank 1.375 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi, chưa tính lãi vay quá hạn), các giải pháp xử lý nợ trước đây như chuyển nợ vay thành vốn góp điều lệ, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện việc tái cấu trúc Công ty theo chỉ đạo của UBND Thành phố đã được Đại hội cổ đông Công ty thông qua nhiều năm và theo chỉ đạo của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành Công ty đã xây dựng thành các phương án để đàm phán với Ngân hàng nhưng không thể thực hiện được do cơ chế pháp lý. Công ty đang đề xuất phương án hai bên cùng tìm kiếm nhà đầu tư mua lại khoản nợ vay này. Hiện nay, Ngân hàng Sacombank vẫn đang cùng Tòa án thực hiện các thủ tục pháp lý để tiến hành xét xử vụ kiện Công ty APT.

Hiện Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc đang tích cực thương lượng với ngân hàng tìm biện pháp giải quyết nhằm bảo đảm sự tồn tại của Công ty.

"Hội đồng Quản trị Công ty nhận thấy trong điều kiện Công ty APT vẫn còn quá nhiều khó khăn về tình hình tài chính, trong điều kiện không vay được vốn kinh doanh nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định công việc làm cho hơn 300 lao động trong những năm qua là một nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và người lao động Công ty.

Việc phải thanh toán các khoản phải trả ngân sách Nhà nước, nợ lãi cho SATRA và các khoản nợ phải trả đã quá hạn Ngân hàng Sacombank đối với Công ty APT là rất khó thực hiện, nằm ngoài khả năng Công ty. Nếu không có giải pháp tài chính phù hợp sẽ làm ảnh hưởng dẫn đến ngừng trệ mọi hoạt động của Công ty, làm cho hàng trăm người lao động sẽ mất công ăn việc làm,...", Hội đồng Quản trị Công ty nêu trong tài liệu dự thảo đã công bố.

Một doanh nghiệp thủy hải sản lớn có nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất việc làm
Nguồn: APT.

Theo APT, năm 2024, dự báo tình hình thế giới tiếp tục có những bất ổn về chính trị tại một số khu vực sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn thế giới. Ngành thủy sản vẫn đứng trước nhiều áp lực lớn như nguồn nguyên liệu thủy sản nước ngọt không ổn định về chất lượng, nguyên liệu hải sản biển tiếp tục khan hiếm nên giá sẽ tăng cao, rào cản kỹ thuật tại một số thị trường ngày càng khắt khe…sẽ ảnh hưởng rất nhiều kết quả kinh doanh. Công ty không tránh khỏi ảnh hưởng bởi những tác động chung của thị trường, chi phí tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một áp lực về cạnh tranh.

Tình hình tài chính của Công ty hiện nay vẫn chưa giải quyết sẽ là một áp lực lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản nợ phải trả ngân sách Nhà nước sau khi thực hiện xong quyết toán giai đoạn doanh nghiệp Nhà nước sẽ làm Công ty thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn lưu động vốn đã rất hạn hẹp.

Ban điều hành sẽ phải hết sức nổ lực để xoay trở nguồn vốn kinh doanh đạt các chỉ tiêu trong năm năm 2024,...

Hồi giữa năm 2023, APT tổ chức Hội nghị người lao động. Theo APT, tình hình quan hệ lao động giữa Công ty và người lao động thực hiện tốt, ổn định, không xảy ra khiếu kiện, tranh chấp tập thể. Ban điều hành luôn tạo điều kiện cho Công đoàn thay mặt người lao động đối thoại, đóng góp ý kiến về giải pháp khắc phục khó khăn hoạt động sản xuất kinh doanh, chế độ chính sách, tâm tư nguyện vọng người lao động,…

Lãnh đạo Công ty kịp thời nắm bắt và giải quyết phù hợp nguyện vọng của người lao động; mối quan hệ giữa đại diện người lao động với người sử dụng lao động ngày càng phối hợp chặt chẽ, đoàn kết, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được phát triển, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đời sống người lao động ngày được nâng lên.

Công ty CP Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn, tiền thân là Công ty Thực phẩm III, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1976.

Trong năm 2023, cơ cấu Hội đồng Quản trị Công ty không thay đổi. Bao gồm: Ông Nguyễn Lâm Vinh Huy giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Quản trị; ông Nguyễn Thành Vinh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị chuyên trách; bà Đỗ Ngọc Nga thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty.

Một doanh nghiệp thủy hải sản lớn có nguy cơ hàng trăm người lao động sẽ mất việc làm
Ngành nghề kinh doanh của APT. Nguồn: APT.

Các tin khác

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Vụ Cao Việt Hoàng quảng cáo vi phạm pháp luật: Ai đứng sau sản xuất, công bố sản phẩm?

Theo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng do Công ty Cổ phần Thảo Dược Hà Nội sản xuất; còn Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Cao Việt Hoàng công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Quảng cáo sữa Milo gây tranh cãi: Cần chế tài mạnh và minh bạch thông tin

Vụ việc "Thực phẩm bổ sung Sữa lúa mạch Nestlé Milo" vướng phải tranh cãi lớn liên quan đến quảng cáo đã một lần nữa đặt ra câu hỏi về sự minh bạch thông tin và hiệu quả của các chế tài xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam.
Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Cục An toàn thực phẩm 'tuýt còi' sản phẩm Cao Việt Hoàng

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua trên các website: https://caoviethoang.com https://caoviethoang-chinhhang.com. đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Hàng giả "bóp nghẹt" doanh nghiệp chân chính

Liên tiếp các vụ sản xuất cà phê giả từ đậu nành, bắp rang và phụ gia khác bị phanh phui gần đây không chỉ là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe người tiêu dùng, mà còn lột tả một cuộc chiến không cân sức mà các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính phải đối mặt hàng ngày. Thị trường đang bị bóp méo, niềm tin người tiêu dùng bị xói mòn, và đã đến lúc cần giành lại sự trong sạch cho môi trường kinh doanh.
Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Người trồng sen Huế điêu đứng theo mưa lũ dị thường

Mưa lớn liên tiếp trong 4 ngày qua đã khiến nhiều người trồng sen ở TP. Huế trong đó có một số doanh nghiệp đang bảo tồn sen trắng, sen cổ Huế chịu thiệt hại nặng nề.
Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Xe điện VinFast: Từ xu hướng đến thống trị thị trường ô tô Việt

Ba mẫu xe điện của VinFast dẫn đầu doanh số tháng 5/2025, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chuyển dịch thị trường khỏi động cơ đốt trong.
Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Thịt ủ mát chuẩn Âu chinh phục người tiêu dùng Việt

Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

“Cơn bão” giá gạo tại Nhật Bản: Cơ hội cho gạo Việt Nam nâng tầm vị thế

Giá gạo tại Nhật Bản đang tăng phi mã, kho dự trữ quốc gia cạn kiệt, trong khi nhu cầu nội địa không ngừng leo thang.
Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Điều gì xảy ra khi 3 "ông lớn" thực phẩm chức năng tự thu hồi phiếu công bố sản phẩm?

Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo ba quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe của ba doanh nghiệp lớn. Trong số đó, sự xuất hiện của Bayer Việt Nam – chi nhánh của tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã khiến sự việc không thể “xem nhẹ”.
Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp Beautycare Expo 2025, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế IEC, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và doanh nghiệp với nhiều hoạt động nổi bật.
Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Giữa “cơn xoáy” hội nhập và cạnh tranh, thị trường dược liệu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ “sinh tử” hoặc tự tái thiết để lớn mạnh bền vững, hoặc tiếp tục “trượt dài” trong cảnh tự phát, manh mún.
Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Không chỉ là thực phẩm, trứng gà cà gai leo Sadu của Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long là kết tinh của tâm huyết, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, mang đến sản phẩm an toàn, bổ dưỡng và độc đáo cho người tiêu dùng.
Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Doanh nhân Nguyễn Tiến Luyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là với sản phẩm bưởi OCOP tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Được công nhận là sản phẩm OCOP, bánh chưng Tranh Khúc không chỉ lưu giữ hương vị truyền thống mà còn khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống mà còn khẳng định mình trên “bản đồ” nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm đông trùng hạ thảo – "thảo dược vàng".
Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Nhiều người tiêu dùng bày tỏ, việc mua sản phẩm OCOP không chỉ là ủng hộ doanh nghiệp địa phương mà còn là cách bảo vệ môi trường, bởi phần lớn sản phẩm OCOP được sản xuất theo quy trình bền vững, giảm thiểu hóa chất và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

Trong những năm gần đây, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam.
Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Ông Phan Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long, đã tạo dựng một thương hiệu vững mạnh với sản phẩm cà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Từ nhân viên “bỏ báo” đến ông chủ lớn

Nguyễn Hoài Bắc là một doanh nhân nổi bật, người đã trải qua quá trình hành động từ một nhân viên rửa bát và bỏ báo tại Canada đến việc trở thành một ông chủ lớn với nhiều dự án kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động