Techcombank hai năm liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam” |
Có nên cho con cầm tiền hàng ngày? Biết về tiền quá sớm có làm hư trẻ? Đó là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi trên thực tế, nhiều trẻ nhỏ đã bị "lệch chuẩn" do không được định hướng đúng đắn về quản lý đồng tiền.
“Tiền bạc là vấn đề mà người lớn sẽ lo, con chỉ cần tập trung học tập”, đây là câu mà chị Liên (45 tuổi, Hải Phòng) đã nói với con trai mình từ nhiều năm trước.
Chị Liên cũng chia sẻ không muốn cho con tiền tiêu vặt sớm, vì sợ thành quen với việc được cho tiền hàng ngày và mua những thứ không bổ ích. “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc. Cho con cầm tiền khác gì làm hư con”, chị nhận định. Vì thế, khi con muốn mua gì, dù là cục tẩy hay cây kem, cậu đều phải nói để mẹ mua cho.
Sau nhiều năm cố gắng, con trai chị Liên không phụ lòng cha mẹ và thi đỗ vào một trường đại học đầu ngành về kỹ thuật tại Hà Nội. Cậu bắt đầu rời nhà, xa khỏi sự bảo bọc của cha mẹ để đi thuê trọ ở gần trường. Thế nhưng, cuộc sống tự lập không dễ như những gì cậu nghĩ, khi phải tự mình tính toán để chi trả tiền thuê trọ, học phí, ăn uống sinh hoạt thường ngày.
Vì ít tiếp xúc với tài chính từ nhỏ, con trai của chị Liên không giỏi quản lý tiền bạc. Cậu thường xuyên phải gọi điện về hỏi mẹ xem phải mua gì, mua ở đâu, mua như thế nào. Do thiếu hụt kỹ năng quản lý tài chính cơ bản, nên tháng nào cậu cũng hụt chi tiêu, so với số tiền được cha mẹ cung cấp.
Trong khi đó, cùng độ tuổi, không ít sinh viên đã có thể tự lập về tài chính. Cộng thêm sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ tài chính trực tuyến, một số người trẻ thuộc thế hệ gen Z đã có thu nhập riêng, học cách đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”, lập kế hoạch quản lý tài sản một cách rõ ràng. Sau một lần tới thăm nhà trọ và gặp gỡ bạn bè của con, chị Liên bần thần suy nghĩ: “Phải chăng mình đã sai khi không cho con tiếp xúc và quản lý tiền từ nhỏ ?”
Việc cha mẹ thay đổi cách tiếp cận và định hướng cho con cái trong việc quản lý tài chính từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Thay vì kiểm soát và tránh cho con tiếp xúc với tiền, cha mẹ nên trao quyền và đồng hành cùng con cái, giúp con phát triển đầy đủ kỹ năng để tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống.
Để hỗ trợ các phụ huynh cùng con quản lý tài chính, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt tính năng Techcombank Family trên app ngân hàng điện tử Techcombank Mobile, theo đó liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con, và trao quyền cho trẻ được quản lý tài khoản riêng dưới sự hướng dẫn và đồng hành của cha mẹ.
Với Techcombank Family, bố mẹ có thể dễ dàng đồng hành cùng con trong quá trình học cách quản lý tài chính với những thao tác đơn giản, chỉ qua vài bước cài đặt để có thể chuyển tiền vào tài khoản của con định kỳ, linh hoạt cài đặt hạn mức giao dịch và theo dõi hoạt động chi tiêu của con… Trẻ sẽ được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình để tự chi tiêu, quản lý “ngân sách” trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Có thể thấy, trẻ nên được dạy về giá trị và cách sử dụng tiền bạc từ sớm, vì đó chính là một trong những kỹ năng sống quyết định thành công sau này. Trong thời đại của công nghệ hiện nay, điều quan trọng là lựa chọn được nền tảng tài chính tin cậy như Techcombank Family, để mỗi phụ huynh có thể trở thành “người thầy” chia sẻ kiến thức và giúp con học cách quản lý gia sản.
Thông tin thêm về tính năng Techcombank Family có thể tham khảo tại đây: https://techcombank.com/thong-tin/blog/mo-tai-khoan-ngan-hang-cho-tre-em
Techcombank hai năm liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam” Techcombank năm thứ hai liên tiếp vinh dự được trao tặng Chứng nhận toàn cầu Great Place To Work® Certified là “Nơi làm việc xuất ... |
Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family ... |
Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập ... |