Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành chậm đóng bảo hiểm cho lao động. Ảnh minh họa: I.T. |
Theo các quyết định của UBND TP. Đà Nẵng ban hành cuối tháng 12/2023, Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tính đến tháng 11/2023 số tiền 1,083 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi chậm đóng).
Bên cạnh đó, Tập đoàn VN Đà Thành chậm đóng BHYT cho 71 lao động.
UBND TP. Đà Nẵng xử phạt Tập đoàn VN Đà Thành với tổng số tiền là 165 triệu đồng.
UBND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành quyết định xử phạt số tiền 158 triệu đồng đối với Công ty TNHH KOKILI Việt Nam.
KOKILI Việt Nam chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm thanh tra là gần 976 triệu đồng (chưa bao gồm lãi chậm đóng). Công ty này cũng chậm đóng BHYT cho 35 lao động. Công ty TNHH KOKILI Việt Nam có tên cũ là Công ty TNHH HANVI VINA.
Công ty TNHH trang trí nội thất và quảng cáo Sài Gòn DAD cũng bị xử phạt số tiền 165 triệu đồng. Công ty này đã chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tính đến tháng 11/2023 (chưa bao gồm lãi chậm đóng) số tiền 5,150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty chậm đóng BHYT cho 72 lao động.
Chậm đóng tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bị phạt thế nào?
Theo khoản 2, Điều 17, Luật BHXH năm 2014, hành vi chậm đóng tiền BHXH, BHTN bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.
Đối với việc xử lý vi phạm hành vi chậm đóng bảo hiểm, khoản 3, Điều 122, Luật BHXH 2014 đã quy định rõ: "Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH".
Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động là cá nhân nợ tiền bảo hiểm quá thời hạn quy định sẽ bị phạt 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.
Trong khi đó, nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi từ 24% - 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng không quá 150 triệu đồng.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật BHXH Việt Nam. Đồ họa: N.L. |
Có được rút bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc? Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp là 2 chính sách độc lập, vì vậy người lao động được nhận BHXH một ... |
Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp Chương trình giao lưu trực tuyến của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giải đáp nhiều vấn đề "nóng" như bảo hiểm thất nghiệp, ... |
Những khoản công ty phải chi trả cho người lao động khi giải thể Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người ... |