Những doanh nghiệp được chọn hỗ trợ lao động đi làm trong ngành nông nghiệp tại Australia
Ngoài Trung tâm lao động ngoài nước, phía Australia đã quyết định lựa chọn 6 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia. Ảnh minh họa: COLAB. |
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 6 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia gồm:
Công ty TNHH Hợp tác Lao động và Thương mại ISM (ISMLCCCO.LTD)
Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long (HOANGLONG CMS.JSC)
Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực LOD (LOD.,CORP)
Công ty CP Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại SONA (SONA)
Công ty CP phát triển quốc tế Việt Thắng (VTC CORP)
Công ty CP MIRAI INTERNATIONAL.
Dự kiến tháng 1/2025, sẽ tổ chức một số hoạt động để cung cấp thông tin về chương trình VLMA tới 6 doanh nghiệp được chọn và COLAB, giới thiệu các doanh nghiệp và COLAB với người sử dụng lao động tham gia chương trình của Australia.
Trước đó, đầu tháng 3, Chính phủ hai nước đã cùng công bố kế hoạch thực hiện của chương trình, trong đó nêu rõ yêu cầu, điều kiện đối với lao động Việt Nam tham gia chương trình cũng như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo phúc lợi cho người lao động.
Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa 6 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được lựa chọn tham gia chương trình. Phí tuyển dụng sẽ do người sử dụng lao động của Australia chi trả cho đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam.
Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.
Người lao động Việt Nam tham gia chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng) hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm).
Vị trí việc làm của người lao động Việt Nam chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như: Trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và lâm nghiệp.
Hơn 143.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 11 thángTheo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động (45.350 lao động nữ) đạt 114 % kế hoạch năm 2024 (năm 2024, kế hoạch là từ 125.000 lao động). Tong đó thị trường Nhật Bản: 69.188 lao động (28.665 lao động nữ), Đài Loan: 53.271 lao động (14.406 lao động nữ), Hàn Quốc: 11.273 lao động (1.118 lao động nữ), Trung Quốc: 2.125 lao động (5 lao động nữ), Singapore: 1.313 lao động (0 lao động nữ), Rumani: 913 lao động (89 lao động nữ) và các thị trường khác. |
Xem thêm: Đi xuất khẩu lao động có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024? Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này ... |
Loạt doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt Công ty TNHH Một thành viên Hợp tác quốc tế Xây lắp 3, Công ty CP Tư vấn và Dịch vụ Tâm Nhật, Công ty ... |
Người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương? Theo quy định, khi người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu ... |