Phấn đấu đến 2025 đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH |
Ảnh minh hoạ. |
Cuối năm 2023, cả nước có gần 2,78 triệu lao động khu vực nhà nước (không gồm lực lượng vũ trang) đang đóng BHXH bắt buộc. Trong đó, hơn 2,2 triệu người hưởng lương từ ngân sách và gần 556.000 người hưởng lương tại các đơn vị tự chủ toàn phần hoặc một phần. Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm này đạt 6,9 triệu đồng mỗi tháng.
Báo cáo tác động của chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024 tới thực hiện chế độ BHXH, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tiền lương làm căn cứ đóng các khoản BHXH bình quân trong khu vực công sẽ tăng thêm gần 54,9%. Như vậy, số tiền thu BHXH tăng thêm mỗi năm là hơn 31.700 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước trích đóng 17.260 tỷ đồng.
Đối với hơn 88.100 người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang tham gia BHXH với mức lương tính đóng 1,8 triệu đồng. Mức đóng tăng thêm của nhóm này chưa thể tính toán do chưa có thông tin điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Tiền lương tính đóng tăng kéo theo mức hưởng chế độ BHXH của lao động khu vực công cũng sẽ thay đổi từ 1/7/2024. Cụ thể, người đóng BHXH sau cải cách càng lâu năm thì bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng chế độ cũng tăng tương ứng và cao bất thường so với người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Điều này khiến lương hưu của người nghỉ trước và sau thời điểm trên có sự chênh lệch lớn.
Trước vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất sửa đổi cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng chế độ. Cụ thể, lao động khu vực nhà nước mà đóng BHXH trước ngày 1/7/2024 thì chế độ được tính hưởng bình quân từ 5 đến dưới 20 năm tùy mốc thời gian tham gia. Người đóng sau thời điểm trên thì tính bình quân toàn bộ quá trình. Đề xuất thực hiện từ ngày 1/7/2024 và đưa vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Dự luật sửa đổi đang đề xuất áp dụng công thức tính toàn bộ quá trình với lao động nhà nước đối với trợ cấp từ 1/7/2025 trở đi.
Như vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị thực hiện sớm nửa năm so với luật hiện hành và trước một năm so với dự luật sửa đổi. Nếu được thông qua, cơ quan này đề xuất cấp thẩm quyền có hướng dẫn thực hiện để quyền lợi lao động không bị gián đoạn từ ngày 1/7/2024 đến 1/7/2025, tính từ khi cải cách tiền lương đến lúc Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến có hiệu lực.
Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Về thực hiện chính sách tiền lương, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. |
Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 6%. Đồ họa: NGUYỄN LUẬN. |
Ngân hàng đầu tiên triển khai tín dụng an sinh xã hội cho người muốn đóng tiếp BHXH Người dân có thể thuận lợi tiếp cận khoản tín dụng để đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) với điều khoản đặc biệt: Không yêu ... |