Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có 5 cơ hội mới doanh nghiệp cần nắm bắt
Một công ty bất động sản khu công nghiệp báo lãi trong quý II/2023 |
Toàn cảnh diễn đàn |
Theo đó, nửa đầu năm 2023 là thời gian nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức do tác động bất lợi của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại.Thời gian vừa qua, kinh tế thế giới và trong nước đã cho thấy những khó khăn rất nghiêm trọng.
Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 – do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).
Tính chung 6 tháng đầu, Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 12,25 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,1% và 18,2% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, ASEAN, EU và một số quốc gia Đông Á đều giảm. Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chứng kiến mức giảm 25,6% - lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.
Các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay tại Việt Nam đa phần đã thu hẹp quy mô kinh doanh, hoặc phải cấu trúc để thay đổi sao cho phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, các dự báo về tình hình kinh tế không mấy khả quan trong thời gian tới vẫn khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Phát biểu tại diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải phối hợp hết sức nhuần nhuyễn theo quy định của pháp luật và tạo ra sức mạnh tổng lượng để giúp các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt chuẩn bị đầy đủ các điều kiện duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hoá. Phát huy tối đa năng lực từng bước vượt qua mọi khó khăn, khẳng định vị thế kinh tế Việt Nam trên bản đồ thế giới.
PGS. TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, cục diện thế giới hiện nay đang có sự thay đổi mạnh, nhiều cực hơn. Từ đó tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam nhiều cơ hội mới.
Thứ hai, yếu tố khách quan các đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số vẫn là những cơ hội rất tốt cho các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam với đặc điểm dân số trẻ, năng động, đông. Đây là cơ hội cho Việt Nam bứt phá.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra thêm cơ hội đó là xu hướng chuyển đổi xanh. Đây là xu hướng định hình lại thế giới, tạo cho thế giới nhiều thách thức và cũng là cơ hội. Tạo ra ngành và lĩnh vực mới. Xanh hoá giảm phát thải được các nước đặt mục tiêu.
Tiếp theo là biến đổi khí hậu cũng tạo ra cơ hội. "Vấn đề này có hai hướng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đảm bảo kiểm soát 1,5 độ C, thích ứng. Ví dụ như biến đổi khí hậu làm giảm diện tích đất canh tác do mực nước biển dâng thì chúng ta thay đổi mô hình kinh doanh, không trồng lúa nữa chuyển sang nuôi trồng thuỷ hải sản giá trị gia tăng còn cao hơn. Đây chính là cơ hội chúng ta phải nắm bắt, không nó sẽ trở thành thách thức", PGS. TS Bùi Quang Tuấn nói.
Tiếp theo là cơ hội dịch chuyển đầu tư và chuỗi giá trị. Ngoài ra, vị trí của Việt Nam nằm trong khu vực năng động có bước chuyển mạnh về chuyển đổi số. Vì vậy, phải khai thác triệt để cơ hội để thu hút nguồn lực, thị trường, công nghệ... Xu hướng tăng trưởng xanh cũng là cơ hội. Đó là sức ép cho các doanh nghiệp thay đổi sản phẩm đáp ứng yêu cầu để có cơ hội xuất khẩu ra thị trường. Xu hướng xanh hoá mô hình kinh doanh sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh.
PGS. TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam |
Triển vọng rất khó đoán định, với Việt Nam mặc dù khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng vẫn le lói triển vọng. Trong bối cảnh thế giới khó khăn, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn và đối mặt với nhiều thách thức của thị trường.
"Kịch bản của Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra 6% cả năm và kịch bản thứ 2 là 6,5%. Kế hoạch này khó thực hiện. Để đạt dược tăng trưởng như kế hoạch, 6 tháng cuối năm phải đạt 8% trong bối cảnh hiện nay là không thể. Với kịch bản thứ 2, 6 tháng cuối năm phải đạt 8,9%. Thị trường thế giới chưa được phục hồi chắc chắn, niềm tin tin thị trường chưa được khôi phục. Chưa có trụ cột nào mạnh để dựa vào và đặt mục tiêu như trên. Năm nay đạt 5 - 5,5% là tốt rồi".
Đưa ra giải pháp, PGS. TS Bùi Quang Tuấn cho rằng, thể chế chính sách phải hết sức tập trung. Đặc biệt khơi thông được nguồn lực, chú ý đến phần về động lực tăng trưởng phi kinh tế.
Về doanh nghiệp, phải có phương án khác nhau chủ động trong thị trường bên ngoài đang bất ổn, đi xuống, nhu cầu thực của người dân thấp. Có thể thay thế thị trường bên ngoài bằng bên trong. Cần chủ động xây dựng kế hoạch xử lý trường hợp bất ổn.
"Chúng ta phải quản trị phần về nguồn lực thay thế nguồn kỳ vọng tín dụng. Hiện nay tín dụng không còn không gian đối với doanh nghiệp không còn thế chấp thì phải cắt giảm. Nhu cầu doanh nghiệp rất cao nhưng năng lực tiếp cận vốn còn hạn chế.
Đối với dài hạn, doanh nghiệp phải đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng áp dụng quản trị hiện đại với mô hình quản trị số hoá để doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, xu hướng xanh hoá là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt để tham gia vào thị trường châu Âu, xu hướng hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, Đặc biệt nhấn mạnh vào việc thích ứng rất quan trọng.
Thông tin từ diễn đàn, nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, trung bình có 16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 6 ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022. Đây được coi như một tín hiệu tích cực từ nền kinh tế trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho rằng, bất động sản có vai trò quan trọng với nền kinh tế tác động dẫn dắt các ngành khác. Hiện bất động sản đang chững lại thậm chí đóng băng, vì vậy các chuyên ngành kinh tế liên quan cũng đang rất khó khăn, Hiệp hội Thép thông báo tiêu thụ 6 tháng đầu năm giảm 20%, xi măng giảm 10%. Tổng thể ông Hiệp cho rằng, cần nới lỏng chính sách tài khoá kích cầu tiêu dùng, cố gắng giảm phí thuế cho doanh nghiệp và người dân. Tập trung kiểm tra rà soát tháo gỡ rào cản trong môi trường kinh doanh.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình |