85 chủ đầu tư điện tái tạo chưa gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện
Nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời lo phá sản |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông tin về việc chuẩn bị đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện đối với các dự án chuyển tiếp.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực về việc đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện cho các dự án chuyển tiếp. Ngày 9/3, EPTC đã có văn bản gửi tới 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp (công suất trên 4.676 MW).
Nội dung văn bản, EPTC đề nghị các chủ đầu tư rà soát các hồ sơ pháp lý của Dự án tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và có ý kiến của Đơn vị vận hành Hệ thống điện về khả năng hấp thụ của Hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện.
Đồng thời, xây dựng phương án giá điện theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư số 57 của Bộ Công Thương.
![]() |
85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ mua bán điện cho EVN. Ảnh minh hoạ |
Thông tin cập nhật của EPTC cho biết, đến ngày 18/3 vẫn chưa có chủ đầu tư nào trong số 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp gửi hồ sơ theo các đề nghị nêu trên. Qua đó, EPTC mong muốn sớm nhận hồ sơ từ các chủ đầu tư dự án chuyển tiếp để có cơ sở tiến hành các bước tiếp theo theo quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, Bộ Công thương đã ban hành khung giá điện làm cơ sở triển khai đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà đầu tư chưa đồng thuận.
![]() |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông tin về việc chuẩn bị đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện đối với các dự án chuyển tiếp. |
Vừa qua, 36 nhà đầu tư (đầu tư 34 dự án với tổng công suất là 2.090,97 MW) đã có đơn kêu cứu gửi Thủ tướng. Các chủ dự án cho hay không bán được điện do những bất cập trong cơ chế khung giá điện mới, quy định về hợp đồng mua bán điện.
Nhiều nhà đầu tư than việc áp dụng theo quy định mới này thì sẽ gây bất cập trong pháp lý, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nhà dầu tư, khiến họ lâm vào thua lỗ và phá sản.
Phản hồi về vấn đề này, Bộ Công Thương khẳng định việc ban hành quy định liên quan đến khung giá điện dự án chuyển tiếp và hợp đồng mua bán điện là đúng quy định, đảm bảo trình tự, thủ tục liên quan.
Theo đó, việc xác định khung giá được hội đồng tư vấn độc lập tính toán từ biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu, chi phí thực tế của các nhà máy điện tái tạo đầu tư trước thời hạn cơ chế giá ưu đãi hết hiệu lực.
Để tháo gỡ vấn đề vướng mắc, nhằm phục vụ đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện, EVN đã tiếp tục chủ động mời các nhà đầu tư tới trao đổi trực tiếp vào ngày hôm nay (20/3).
![]() |
Các tin khác

VSIP đầu tư hơn 6.361 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp ở Lạng Sơn

Hoà Phát muốn đầu tư 120.000 tỷ đồng làm 4 dự án tại Khu kinh tế Nam Phú Yên

Hơn 21.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong tháng 5

Hơn 1,2 tỷ USD đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

FLC chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần Bamboo Airways cho một Thành viên HĐQT

Điểm tên loạt doanh nghiệp âm nặng dòng tiền trong quý I/2023

Doanh nghiệp xăng dầu đều báo lãi trong quý I, xóa được khoản lỗ lũy kế

Chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ báo lỗ 50 tỷ đồng trong năm 2022

Tập đoàn Hoa Sen lỗ hơn 429 tỷ đồng trong 6 tháng đầu niên độ 2022 - 2023

Địa ốc Novaland báo lỗ hơn 400 tỷ đồng, doanh thu thấp kỷ lục

Vietnam Airlines báo lãi sau chuỗi 12 quý thua lỗ liên tiếp

Nhờ đâu Vingroup tăng trưởng mạnh, báo lãi trước thuế hơn 4.264 tỷ đồng quý I?

Vinhomes dự kiến phát hành 10.000 tỷ trái phiếu, lãi suất 15%

Một doanh nghiệp sắp chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%

Chứng khoán Bảo Việt đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 "đi lùi"

Giải pháp thu hút FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam

DIC Corp mua thành công 1.000 tỷ trái phiếu trước hạn từ Ngân hàng HDBank

Xây dựng Hoà Bình công bố lùi thời gian họp đại hội cổ đông thêm 3 tháng

Vì sao Samsung, LG, Foxconn... ưa thích vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
